HÀ NỘI VÀ KHÚC MẮC TPP
Trần Nguyên Thao
Đã
qua hai mùa Tết, Hanoi với hụt “ly xâm banh” mừng Hiệp Định Đối Tác Thương Mại
Xuyên Thái Bình Dương TPP. Năm nay tình thế muốn dẫn Hanoi vào mùa Đông thê
lương trong thế đi giây giữa Phương Bắc với Tây Phương, qua hai hiệp ước thương
mại FTAAP và TPP(*). Hanoi đạt kỳ vọng rất
cao vào được TPP, nhưng TPP còn đang do dự chưa muốn bước vào “căn nhà còn đang
bầy hầy”của Hanoi. Nhiều lần trong mục này đã trình bầy rằng, dù cho vào được
TPP thì Hiệp Định Thương Mại này cũng sẽ bị Hanoi lợi dụng, khai thác để duy
trì chế độ tàn ngược, làm lợi cho Cộng đảng. Theo chế độ “xin-cho” hiện tại,
người dân Việt Nam cũng sẽ chỉ được nhận những gì vương vãi qua từng tầng, lớp
cán bộ Cộng đảng. Gần 8 năm Việt Nam nằm trong WTO người dân Việt không được hưởng
lợi như các nước khác.
Khi đến Bắc
Kinh tham dự thượng đỉnh APEC, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh: “Hiệp định TPP là ưu tiên hàng đầu của các
quốc gia liên quan và khu vực”. Phát
ngôn viên Bạch cung Josh Earnest ngày 03-11-2014 đã nói : Hoa Thịnh Đốn không dự trù sẽ có bước đột phá nào về đàm phán TPP nhân chuyến công du
Châu Á của Tổng thống Barack Obama dự các thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh, thượng đỉnh
nhóm 20 ở Úc và thượng đỉnh Đông Á ở Miến Điện.
Khi đến Nay
Pyi Daw, Miến Điện (13/11/2014), tham dự thượng đỉnh ASEAN, tổng thống Mỹ Barack Obama trong bài diễn
văn khai mạc đã tuyên bố Hoa Kỳ muốn thắt chặt quan hệ với khối Đông Nam Á,
trong khuôn khổ chiến lược
"xoay trục" sang châu Á.
Trước đó, Trung Cộng với tư thế nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới,
muốn ngăn cản chiến lược chuyển trục của Hoa Kỳ sang Á Châu qua TPP, đã công bố
nỗ lực vận động cho một hiệp định tự do mậu
dịch khác – FTAAP, thoát thai từ APEC; mang tính cạnh tranh trực tiếp với Hiệp định
TPP do Hoa Kỳ đỡ đầu.
Do sáng kiến của Thủ Tướng Úc, ông Bob Hawke, APEC ra đời vào
tháng 11 năm 1989 và được 21 quốc gia tham dự, đa số thuộc loại nghèo; trừ 7
trong số 11 nước trong nhóm sáng lập. 10 năm sau, Việt Nam mới gia nhập APEC đợt
sau cùng, tháng 11 năm 1998. Mục đích APEC là hợp tác kinh tế hữu hiện hơn
trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương.
Khi mở rộng, FTAAP đã chậm hơn TPP “một bước khá dài”. Trong dự
trù FTAAP sẽ hoàn tất các vòng đàm phán vào hai năm tới. Hoa thịnh Đốn thì đâu
có chịu ngồi yên để Bắc Kinh tung hoành, muốn sao được vậy. Khi Bắc kinh gởi lời
mời tham dự FTAAP đến các nước khắp thế giới, thì Hoa Thinh Đốn đã “âm thầm” bắn
tiếng, khiến cho các nước đang lên về kỹ nghệ “phải đắn đo, do dự”. Cho đến
nay, số thành viên từ APEC chuyển sang FTAAP vẫn chưa tăng và còn “mơ màng” trong
thế “ăn xin”. Cứ đà này thì Bắc Kinh chẳng những không gọi được vốn để đối đầu
với Hoa Thịnh Đốn, mà còn có nguy cơ mất thêm tiền giúp các nước nghèo khi họ gặp
chuyện chẳng lành (?)
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Dương TPP được
thành hình vào tháng 6 năm 2005, do sáng kiến của 4 nước : Brunei, Chile, New
Zealand và Tân Gia Ba. Đến
nay có 8 nước đang trong vòng đàm phán, gồm Hoa Kỳ, Úc, Peru, Việt Nam, Mã Lai
Á, Mễ Tây Cơ, Canada và Nhật Bản. Việt Nam là thành viên bắt đầu đàm phán từ
tháng 11 năm 2008. Hoa Kỳ và toàn bộ
11 quốc gia khác tham gia đàm phán TPP (trong đó có Việt Nam) đều là thành viên
của APEC. TPP được Hoa Kỳ là nước có nền kinh tế mạnh nhất toàn cầu
đỡ đầu. Thống kê trong năm 2013 cho biết Hoa Kỳ hiện
vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP ước đoán 16.700 tỷ Đôla – gần gấp
đôi quốc gia xếp sau là Trung Cộng (8.940 tỷ Đôla).
Thuế suất cho hàng nhập cảng vào các
nước thành viên TPP được giảm đến 90%, nhưng đến năm 2015, sẽ xuống còn 0%. 12
nước thành viên của tổ chức này chiếm 40% tài sản thế giới, nhưng lại chỉ có
800 triệu dân. Thống kê đến cuối năm 2011, dân số thế giới là 7 tỷ người. Chỉ riêng
Hoa Kỳ và Nhật Bản đã chiếm tới 80% GDP của toàn khối mậu dịch Châu Á - Thái
Bình Dương, cho nên thành công của đàm phán tùy thuộc phần lớn vào những thương
lượng, mặc cả giữa hai cường quốc kinh tế này.
Việt
Nam cũng rất mong được Mỹ “nới lỏng” những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu
dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở
Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa chịu để cho công nhân được quyền thành lập nghiệp đòan
lao động độc lập bên ngòai Tổng liên đòan Lao động của Cộng đảng và chưa thật sự
có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền “Kinh tế
Thị trường”. Ngòai ra Việt Nam còn phải cải thiện nhân quyền và tôn trọng
các quyền tự do lập hội, hội họp và ngôn luận.
Ông Nguyễn Đình Lương, Phụ tá Bộ Trưởng Thương Mại, nguyên Trưởng Đoàn đàm phán TPP phía Việt
Nam nhìn nhận : “VN không có một hệ thống pháp luật và môi trường
kinh hoanh phù hợp với TPP, thì không thể khai thác được lợi thế của TPP”. Thế mà ở Việt Nam hiện nay, cơ chế
“xin-cho” vẫn còn tồn tại khắp nơi, tư duy và cung cách làm ăn của thời bao cấp
vẫn còn nặng nề, công cuộc cổ phần hóa thì quá chậm, nạn tham
nhũng thì đã trở thành căn bệnh nan y. Cho nên, ông đề nghị là Việt Nam “ phải
dọn nhà cho sạch trước khi vào TPP”.
Chỉ riêng nạn tham nhũng thôi, cũng khiến bao nhiêu lơi quyền từ
TPP mang lại sẽ chạy vào túi của băng đảng quyền lực. Hanoi hẳn là rất đắc ý
khi Bắc Kinh sợ lộ tài sản phi pháp,
đã ra sức ngăn cản dự thảo hiệp ước chống tham nhũng liên quan đến tính minh bạch
các doanh nghiệp và việc đăng ký kinh doanh, tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn
ra giữa tháng 11 tại Brisbane, nước Úc. Dự thảo này
do nước chủ nhà tổ chức hội nghị G20 đưa ra.
Khi tổ chức
phi chính phủ Transparency International (Minh bạch Quốc tế) tố cáo việc này trước dư luận quốc tế thì phía Trung Cộng, qua
ông Zhang Jun, vụ trưởng
kinh tế quốc tế, Bộ Ngoại giao Trung Cộng, “chối phăng”.
Cả hai, Bắc
Kinh và Hanoi “cứ làm như thể ta đây trong sạch” luôn huyênh hoang về các vụ án
tham nhũng “nằm ngoài băng đảng quyền lực”. Bên trong họ lo ngại về vấn đề minh bạch tài chính của các
định chế, sợ các khối tài sản khổng lồ của giới tai to mặt lớn sẽ bị tiết lộ.
Hanoi
bỏ tù rất nhiều nhà báo dám động vào tham quan, Còn Bắc kinh từng rút giấy phép
hoạt động của tờ New York Times hồi
năm 2012, sau khi công bố bài điều tra rất chi tiết về tài sản của những người
thân Thủ tướng lúc đó là Ôn Gia Bảo. Cùng năm ấy, hãng tin Bloomberg cũng chịu
chung số phận khi đụng chạm đến gia đình Tập Cận Bình. Từ đó đến nay, trang web
của hai cơ quan báo chí trên đã bị chặn tại Trung Quốc.
Hanoi và Bắc Kinh đều “xuống tay” không khoan nhượng đối với bất cứ ai dám mon
men nhìn vào “hầu bao” của họ.
Đàm
phán giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về TPP, nay tùy thuộc nhiều vào tình hình chính trị nội bộ nước Mỹ, cụ thể là đảng
Cộng Hòa sẽ nắm toàn quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc Hội Mỹ, kể từ đầu năm
2015. Chúng ta sẽ phải chờ xem Hoakỳ đáp ứng ra sao lời năn nỉ “xin Mỹ linh hoạt
hơn” của Hanoi trong đàm phán TPP.
Đối
với Cộng đảng, trong mọi cuộc thương lượng, lừa lọc là ngón nghề chính để đến
cuối cùng thì chuyện nhân quyền luôn nhỏ hơn “nhân bánh” - những gì họ có thể
ăn cắp bỏ vào túi riêng.
Trần Nguyên Thao
November
18, 2014
(*) Free Trade Area of the Asia-Pacific (FTAAP) tháng 11-2014
thoát thai từ APEC.
Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC), tháng 11-1989.
Trans-Pacific Partnership (TPP) tháng 6-2005 đang đi vào giai đoạn kết thúc đàm phám.
No comments:
Post a Comment