KINH TẾ RẤT ĐEN TỐI
TIỀN ĐỒNG SẼ MẤT GIÁ THÊM NỮA
Trần Nguyên Thao
Tháng 9, Thu tàn, nền kinh tế xuống dốc
thảm bại đưa hai chế độ tàn ngược Bắc Kinh và Hanoi vào tình thế giao động. Bắc Kinh đang có những vấn đề nội
tại nghiêm trọng, đồng thời với xuất cảng suy giảm, tăng trưởng kinh tế nói là
7%, nay thực tế chỉ có 2%. Nội tháng 8, ngoại tệ bị sụt giảm gần 94 tỷ Đôla,
dòng vốn chạy khỏi nước Tầu mới nửa đầu năm lên tới 300 tỷ Đôla, chứng khoán
lao dốc mất toi trên 5000 tỷ Đôla… Tình
huống này buộc Bắc Kinh phải làm đủ cách cứu kinh tế, kể cả phá giá đồng Nguyên
để kích thích xuất cảng; dương oai trong cuộc diễn binh 70 năm ăn cướp chiến thắng
của Quốc Dân đảng Trung Hoa… nhằm hướng
dư luận sang chiều khác. Hanoi “đồng hội, đồng thuyền” với Bắc Kinh; cả hai
hành động tương tự, nhưng càng gỡ, càng rối. Hanoi ở vào thế lệ thuộc kinh tế Bắc
phương, trong lúc 79% dân Việt Nam chống Tầu ra mặt (*). Mùa Đông này, đích
thân người đầu đảng, quyền lực nhất Trung Cộng sẽ đến Hanoi để xiết chặt thêm
ách đô hộ và sắp xếp cho đám thân Bắc Kinh có vai vế trong bộ chính trị qua đại
hội Cộng đảng thứ 12 đang ráo riết chuẩn bị. Tiền đại hội 12 là làn sóng ngầm nội
bộ thanh toán nhau khốc liệt, từng đưa đến nhiều cái chết, tù đầy, mất chức… để
giành cho được quyền lực tương lai.
Biến
động thị trường chứng khoán và tiền tệ tại Trung Cộng từ giữa tháng 6, tạo ra vệt
đen bao trùm đến hết bầu trời Việt Nam : Tiến sỹ Lê đăng Doanh nói là, tác động
của việc này tuy chưa toàn diện, nhưng nhiều “thảm đen bất ngờ” đã lộ ra. Ví dụ
như bên Than Khoáng Sản do điều chỉnh tỷ giá họ lỗ 1.200 tỷ, ngành điện cũng lỗ…
họ dự kiến sẽ tính vào giá điện và như vậy giá điện sẽ tăng, dân sẽ khổ thêm, kỹ
nghệ sản xuất sẽ đình đốn và hàng hóa sẽ đắt đỏ theo. Một loạt các doanh nghiệp
khác chắc cũng sẽ gặp khó. Theo thời gian, tác động xấu của việc điều chỉnh tỷ
giá ở Việt Nam dần dần sẽ lộ ra hết. Còn một tác động nữa không thể xem thường,
đó là buôn lậu và biên mậu rất lớn từ Trung cộng. Chênh lệch nhập khẩu từ Trung
cộng do Tổng cục Thống kê của Việt Nam công bố thì thấp hơn con số của cơ quan
thống kê của Trung cộng khoảng 20 tỷ đô la. Với 20 tỷ đô la đó nhân lên với tỷ
giá thị trường tự do là 22.600 đồng/USD thì chúng ta có thể thấy rằng lượng
hàng hoá của Trung cộng tràn vào Việt nam lớn như thế nào. Theo tỷ giá mới,
hàng hóa từ Trung cộng vào Việt Nam lại còn rẻ hơn nữa thì chuyện này sẽ tác hại
rất lớn cho kinh tế Việt Nam chưa thể đánh giá hết được.
Doanh
nhân 43 năm kinh nghiệm tại Hoa kỳ, Trung cộng và Việt Nam, Tiến sỹ Alan Phan
nhận định : “tỷ
giá đồng Nguyên với Mỹ kim sẽ “xuống” thêm khoảng 12% cho đến cuối 2016. Các bản
tệ khác của Châu Á so với Mỹ Kim, cũng sẽ mất khoảng 7% giá trị trong thời gian
này. Riêng Việt Nam, vì một nền kinh tế quá buộc chặt vào Trung cộng, đồng bạc
VN sẽ lao dốc xuống hơn 10%, mặc cho nỗ lực hay lời cam kết của Ngân Hàng Nhà
Nước. Những số nợ thanh toán bằng Đôla sẽ chịu thêm phí tổn và nhiều
doanh nghiệp sẽ lao đao với tình huống mới.”
Nợ
công của Viêt Nam được Ngân Hàng Thế Giới nói là trên 110 tỷ Đôla, như vậy mỗi người dân đang gánh trên 1.200 Đôla tiền nợ,
tương đương hơn nửa năm lợi tức của một người có thu nhập trung bình.
Theo tờ The Economist, dự trữ ngoại hối của Hanoi trên cung tiền đồng
do Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) bơm ra thị trường bình quân (5) năm qua thấp đáng
kể, chỉ khoảng 12%. Như thế giá trị thật của đồng bạc VC rất yếu. Tháng
trước, khi Bắc Kinh phá giá đồng Nguyên, Hanoi bị dồn vào bất ngờ, mất tự chủ,
phải “cắn môi” làm theo phương Bắc. Thêm một lần NHNN phải “che mặt” trước công
chúng vì đã bất lực về khả năng giữ lời cam kết trước đó “không phá giá đồng bạc
Việt Nam thêm cho đến hết năm 2015”. Kinh tế của Hanoi lệ thuộc rất lớn vào Bắc Kinh và liên hệ đến nhiều nước
khác; giữa một thế giới đầy biến đổi bất thường. Với bản vị yếu kém của đồng tiền
hiện nay, Hanoi có gì để dám nói tự giữ vững tỷ giá ?
Hôm 15 tháng 9, Cộng đảng công bố Dự thảo Báo cáo Chính trị dành
cho Đại hội 12; và cho dân 45 để góp ý. Bản dự thảo nhìn lại những “thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm qua”. Về thất
bại kinh tế, hàng ngũ lãnh đạo cao cấp đổ hết lỗi lầm cho các cấp cán bộ thấp
hơn, khi báo cáo chính trị viết rằng : "hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp
uỷ, chính quyền các cấp, của đội ngũ cán bộ, đảng viên chậm được khắc phục...". Đồng
thời đưa ra 4 chỉ tiêu “ưu tiên” phát triển kinh tế cho 5 năm trước mặt. Nghe cứ
chắc nịch, như 5 năm tới Viêt Nam sẽ thành một thiên thai!
Gần như toàn văn trong dự thảo Báo Cáo Chính trị
theo “lề thói cũ”. Những cụm từ lâu
nay sử dụng trong văn kiện đảng như "phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; đồng thời đấu tranh làm thất bại mọi âm
mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch"... tiếp tục được sử dụng. Một
ngày sau khi Hanoi công bố dự thảo Báo Cáo Chính Trị, Băc Kinh, qua lời ngoại
trưởng Vương Nghị tuyên bố “Trường Sa là của Trung cộng”. Mất lãnh thổ và tài
nguyên biển, Hanoi vẫn lặng im, chưa hề đưa ra được một phản ứng nào tương xứng!
Đúng là đảng ta cái gì cũng vô địch, nhưng lại sợ “địch vô nhà”
Trong một bài trả lời phỏng vấn của nhật
báo Thụy Sỹ Le Temps, kinh tế gia Pháp Patrick Artus ghi nhận : “Trung cộng đang
ở trong tình trạng không sử dụng được tất cả các năng lực sản
xuất của mình : giá hàng công nghiệp giảm mạnh, đầu tư và xuất cảng cũng giảm, kết quả là sự mất mát đáng kể công ăn việc làm trong một nền
kinh tế công nghiệp phát triển cao”.
Đối với chuyên gia kinh tế này, tỷ lệ tăng
trưởng thực thụ của kinh tế Trung cộng năm nay không phải là 7%, mà chỉ vào khoảng 2% mà
thôi. Nếu đúng vậy thì rõ ràng đây là mức thấp nhất từ thời kỳ Mao Trạch
Đông cáo chung, năm 1976 đến nay.
Ước tính dự trữ ngoại hối của Bắc Kinh chiếm khoảng 17%
lượng cung tiền Bắc Kinh tung ra thị trường, quá mỏng nếu có một cuộc tháo chạy
tiền tệ và thấp hơn nhiều so với mức 28% của các quốc gia Đông Á giai đoạn 1997
- 1998. Vậy mà các quốc gia Đông Á đã rơi vào cuộc khủng hoảng tiền tệ nghiêm
trọng. Đây mới thật sự là hiện tượng nguy hiểm mà chúng ta cần phải cảnh giác
và quan sát thật kỹ.
The Economist xếp sự kiện này vào loại độc đáo trong lịch sử tiền tệ thế giới, cùng với
hai sự kiện phá giá thảm họa trước đây của đồng bảng Anh năm 1992 và đồng Peso
Argentina năm 2001-2002.
Nhà kinh tế Jean-Pierre Petit trên báo Le
Monde nhận định “Tại Trung cộng, thách thức của thị trường sẽ còn kéo dài”. Cuối
cùng, sau 35 năm tăng trưởng hầu như liên tục, Trung cộng đang
lâm vào một tình huống chưa từng thấy. Các nhà đầu tư không quên
các thời kỳ hard landing ở Hoa Kỳ hay châu Âu, nhưng khó thể tưởng tượng
những gì đang xẩy ra tại Trung cộng và hậu quả của nó.
Trước đây tỉ lệ tăng trưởng chỉ sụt giảm
vào năm 1989 (4,2%, sau vụ thảm sát Thiên An Môn) và năm 1999 (7,6%, sau cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á), nhưng thời đó Trung cộng chỉ
chiếm 3,2% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu, còn nay là 13,5%. Thế nên các nhà đầu
tư khó mà đánh giá
nổi tác động dây chuyền của cú sốc Trung cộng lên phần còn lại của thế giới, đặc biệt đối
với các quốc gia mới nổi.
Về
phía nhà cầm quyền, Ông Lý khắc Cường, Thủ Tướng Trung cộng vẫn mạnh miệng "Chúng tôi sẽ không bị lay động bởi những biến động
kinh tế ngắn hạn trong hướng đi tổng thể. Chúng tôi đã tạo ra hơn 7 triệu việc làm mới cho khu vực đô thị và giữ
thất nghiệp ở mức 5.1% trong nửa đầu năm nay cho thấy kinh tế chúng
tôi đang đi “khá đúng hướng”.
Sau động thái phá gia đồng Nguyên của Trung cộng, gây tác hại đến
nhiều nước, hôm 11 tháng 9, Các Bộ trưởng Tài chính khối APEC đã họp bàn 2
ngày tại Phi luật Tân, đưa ra cam kết : “Chúng tôi tránh tiến hành phá giá cạnh
tranh và chúng tôi chống lại mọi hình thức bảo hộ”. Đồng thời
công bố nhận đinh “Các
biến động của thị trường tài chính và việc tăng cường tiềm năng tăng trưởng
kinh tế về dài hạn là những thách thức chính”, do vậy APEC nhấn mạnh duy trì “cam kết
tăng cường tăng trưởng kinh tế và tạo thuận lợi cho việc ổn định tài chính
trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”. Nhận đinh này
sẽ làm nền tảng cho hội nghị Thượng đỉnh APEC dự liệu diễn ra vào trung tuần tháng 11 tại Philippines, nguyên thủ 21quốc gia hội viên sẽ gặp gỡ đưa ra hướng đi cho
toàn khối. (**)
Hôm
10 tháng 9, Hanoi đưa Bộ trưởng Kế hoạch
Đầu tư Bùi Quang Vinh sang Anh Quốc chiêu dụ doanh nhân Âu Châu bỏ
thêm tiền vào làm ăn ở Viêt Nam. Qua ông Vinh, Hanoi hứa nhiều ưu đãi dành cho doanh nghiệp nước ngoài về
thuế khóa, sửa đổi luật pháp, cải
cách thể chế và đổi mới con người, để bảo đảm tính minh bạch ...
Năm ngày sau (15-09) BBC trình bầy ý kiến của
vị Trưởng đại
diện Tổ chức Thúc đẩy Ngoại Thương Nhật Bản,
ông Ông
Asusuke Kawada nói : “Hơn 50% các doanh nghiệp Nhật Bản
đầu tư vào Việt Nam phàn nàn rằng thủ tục thuế của Việt Nam
phức tạp, mất nhiều thời gian”. Theo ông Asusuke Kawada, “Thủ tục hành chánh đơn giản đã được áp dụng
từ lâu tại các nước thuộc khối ASEAN, trừ bốn nước Việt Nam, Campuchia, Myanmar và Lào”.
Đối
với các doanh nhân quốc tế, “thời gian không còn nhiều” cho hai chế độ Hanoi
& Bắc Kinh. Cả hai đang hùng hục đấu đá thanh trừng nội bộ, đưa đến mất an
toàn chính trị kinh doanh. Vì thế, các dự án FDI (Foreign Direct Investment) sẽ
chảy “nhỏ giọt” hay ngưng hẳn về những nơi hiện duy trì chế độ “giết chết niềm
tin nơi doanh nghiệp” để tìm chỗ trú ẩn an toàn ở Âu, Mỹ, Nhật. Và đây chính là
“tử huyệt” khó có đường ra so với những biến cố kinh tế trước đây như bong bóng
bất động sản,
chứng khoán, hàng tồn kho… hay so với nợ công, nợ xấu, tín dụng đen…Nếu
Bắc Kinh rơi xuống vực thẳm thì Hanoi sẽ dựa vào đâu trong tình huống nền kinh
tế buộc chặt vào phương Bắc.
Dòng Hồng Hà vĩ đại dài
1.149 cây số, từ Tây Tạng chảy qua 10 tỉnh Viêt Nam (kể cả Hanoi), đầy ắp những
đợt sóng ngầm, như lòng người bị Hanoi và Băc Kinh khủng bố, trấn áp lâu nay;
chắc chắn sẽ có lúc quần cuộn dâng lên tràn bờ, quét sạch hai chế độ tàn ngược
nhất lịch sử loài người.
Trần Nguyên Thao
September
18, 2015
(*) PEW
Reseach Center mới đây mở cuộc thăm dò tại Viêt Nam, theo đó 79% dân chúng được
hỏi ý kiến tỏ ý công khai “chống Trung cộng”.
(**) Asia-Pacific Economic
Cooperation (APEC) chiếm tới 57% tài
nguyên thế giới và gần một nửa tổng
trao đổi mậu dịch toàn cầu. Tổ chức
này có 21 nước hôi viên : Australia, Brunei Darussalam, Canada,
Chile, China, Hong Kong-China, Indonesia, Japan, Republic of Korea, Malaysia,
Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Russia, Singapore, Chinese Taipei, Thailand, United
States, and Vietnam.