Lac Viet Humanistic Culture

Sunday, January 18, 2015

NGÔ ĐÌNH VẬN – MÙI DÊ


Theo Âm lịch năm tới là năm Ất Mùi “cầm tinh con dê mạng Sa Trung Kim” do đó lấy đề tài là Mùi Dê cho nó tiện. Nhân viết diễn từ vinh danh dê nhân lễ “tuyên thệ nhậm chức” nhiệm kỳ một năm của dê thấy vất vả quá; một hơi bị rượt bởi 2 con ngựa và dê thì kẻ viết phải chạy bở hơi tai để tìm các chi tiết mà mô tả phần nào đủ thứ dê Cỏn, dê Xồm, dê Cụ… “đường đi khó không vì ngăn sông cách núi…” nên cứ “hạ quyết tâm” ắt là “chuyển biến, triển khai, tư duy ra động thái” mấy hồi.

Chân Dung Quyền Lực Dê 

Dê có khoảng 137 loại gồm lốm đốm, trắng, đen, vàng, xám, nâu… dê là loại động vật ăn cây, cỏ tức là “ăn chay trường”, thế nhưng về khả năng tính dục thì dê đực ăn trùm mọi loại động vật; dê cái thì mắn đẻ có hạng. Theo tự điển toàn thư thì: “Một con dê đực có thể kiểm soát giao phối trung bình tới 60 con dê cái và làm tình trong nhiều lần liên tục”. Dê đực đầy phong độ nhưng rất có tư cách, tác phong, đạo đức đạt tới “đỉnh cao động vật”.

Dê Cỏn có lẽ là dê đực mà nữ sĩ Hồ Xuân Hương nhắc tới là dê mới “thành niên”, sừng mới nhú, tiếng vừa vỡ ra kêu be be để “cua đào”; dê cái cùng trang lứa thì mới động đực, mọc râu. Chắc chắn dê cái mọc râu không do phản ứng phụ của việc dùng thuốc ngừa thai bừa bãi. Các nhà khoa học lỗi lạc cũng phải đồng ý về nhận định này vì chưa thấy có nhà thuốc nào chế ra thuốc ngừa thai cho dê cái.

Dê đực nếu “ngứa nọc” là kêu be be gọi dê cái tới; dê đực rất “hào hoa, phong nhã” đáng mặt “quân tử dê” tức là không thèm cưỡng dâm, ấu dâm như nhiều người nổi tiếng trên thế giới.

Dê đực gạ dê cái, dê cái lảng tránh thì dê đực chỉ nhe răng cười, khụt khịt mũi mấy phát là bỏ đi tìm “chị cái” khác vì thế rất hiếm loại “tiểu nhân dê” ưa bắt nạt dê nữ như người ta chủ trương “trọng nam khinh nữ”.

Dê ở Việt nam được nuôi nhiều ở Phan Rang, ở Ninh Bình có dê núi (Sơn Dương), ở Sơn Tây có nhiều trại nuôi dê để vắt sữa. Dê nổi tiếng là loại Alpine (gốc Pháp) lông vàng đốm trắng; dê Seanen (gốc Thụy Sĩ). Người ta nuôi dê đề ăn thịt và còn để hớt lông làm chăn mềm hoặc thuộc da dê làm quần áo. Dân Tây Tạng, Mông Cổ, Hồi Hột thích uống trà sữa dê để chống lạnh.

Dê cũng là nguồn cảm hứng nghệ thuật gồm thi ca, hội họa, âm nhạc lâu đời trên thế giới. Trên đồ gốm của vùng Trung Á nhất là ở Iran, giới khảo cổ đã khai quật được các đồ sành có vẽ hình con dê. Về thi ca thì Ấn Độ có “I have brought the sacrificial goat”, có thuyế nói rằng nhà thơ Lý Bạch lúc sống lang thang ở Tây Vực cũng làm thơ về dê… Thơ tả về dê Húc bậy thì trời ơi ở nước Nam ta có Nữ sĩ Hồ Xuân Hương làm thơ “mắng học trò tượng hình khôn tả:

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ,
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,
Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa.”

Về phim ảnh, cơ quan National Geographic làm phim Goat Herder; Disneyland có “Big Thunder Mountain” và trò Runing of the Goats…

D ê  S ử

Dê đã xuất hiện trong Dã sử nước Nam từ gần 5000 năm qua theo sách Lĩnh Nam Chích Quái do Lê Hữu Mục dịch. Trong sách này ở truyện Hồng Bàng có câu viết: “Trai gái lấy nhau trước hết lấy muối làm lễ hỏi, rồi sau mới giết trâu, dê, làm lễ thành hôn, đem cơm nếp vào trong phòng cùng ăn với nhau cho hết, rồi sau mới thương thông…”; ở truyện Việt Tỉnh kể đại khái rằng Ân Vương Hậu sai Dương Quan Hậu đưa Thôi Vỹ về trần vì ông lang vườn này có môn thuốc tiên trị bá bệnh bằng ngải cứu; Thôi Vỹ sau khi lên trời trị bệnh cho thần đã được trả lại trần gian. Sách viết: “… Vỹ cáo tạ mà về, Dương Quan bảo Vỹ nhắm mắt ngồi trên một cái quạt, hơn một khắc đã đến trên núi. Dương Quan nhân hóa làm dê đá đứng ở trên núi; ngày nay hãy còn sau đền thờ Triệu Việt Vương ở núi Trâu Sơn…”

Hết Dã sử chuyển qua Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Sử thần Ngô Sĩ Liên được lệnh vua Lê Thánh Tôn mà viết ra phần Ngoại Kỷ. Ngô Sĩ Liên đã dựa vào dã sử rồi lấy luôn cả tiểu thuyết đời Đường cho nó thêm phần văn minh hào nhoáng của Hoa Hạ nước Trong Hoa để chiều lòng Quân, Thần sính nho của triều Hậu Lê. Ngô Sĩ Liên viết: “Vua (Kinh Dương Vương) lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân (xét Đường Kỷ chép: - Thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình Quân lấy con thứ của Kinh Xuyên…” trời đất! Sử thần nhà Hậu Lê đã vồ luôn cả dã sử với Đường Kỷ cho nó xôm tụ mà phong cho “Quốc Tồ Mẫu” của dân Nam hành nghề chăn dê trên thảo nguyên, hoang mạc thì “hết thuốc chữa rồi”.

Sử thần đời Lý, đời Trần, đời Lê đều coi sử của ta lệ thuộc vào sử của Tầu; do đó theo sử Tầu thì Tổ Mẫu nhà Chu là Khương Nguyên so chân vào vết chân người khổng lồ mà có thai; Khương Nguyên sau đó sinh ra một đứa con trai nhưng bà này sợ nó gây ra tai họa nên đã đem con vứt đi ở bờ, ở bụi; nhưng lần nào đứa bé vẫn cứ sống nhăn vì nó được bò, dê cho bú. Đứa bé lớn lên được các vua Nghiêu, Thuấn dùng để coi việc trồng cấy nên được gọi là Hậu Tắc thay vì tên cúng cơm là Cơ Khí.

Thời Xuân Thu, theo sách Luận Ngữ của Khổng Nho viết rằng: “Tử Cống muốn bỏ lệ dâng dê sống lên vua trong dịp lễ Cốc Sóc. Khổng Tử trách - Này Tứ, ngươi thương tiếc con dê của ngươi còn ta chỉ muốn cuộc lễ mà thôi.”

Thầy Khổng muốn phục hồi nhà Chu luôn dựa vào ngưởi đệ tử có tiền là Tử Cống mà thầy lỡ mắng mỏ thị uy nên sau này người ta chẳng lấy gì làm lạ khi thấy Tử Cống ấm ức, càm ràm thầy nhiều lần.

Qua tới Trung Đông thời cổ nhiều tôn giáo dùng dê, cừu để tế lễ thần linh, thượng đế.
Tại Ai Cập, dê được coi là một vị thần đáng kính. Có truyền thuyết cho rằng nữ hoàng Cleopatra tắm sữa dê, nên da của bà ta trắng mịn. Ở Trung Hoa cũng có truyền thuyết nói rằng Dương Quý Phi có gốc người Hồi được vua Đường Minh Hoàng say đắm vì bà này tắm sữa dê để khử mùi hôi và luôn trẻ đẹp. Có tài liệu viết về việc tắm sữa theo đó dùng một bát sữa dê pha với mật ong rồi đổ vào bồn nước ấm, đàn bà ngâm mình vài tiếng đồng hồ trong bồn nước đó khi bước ra thì trẻ đẹp hẳn khiến anh chồng nhận không ra mà cứ ngỡ là cô em út của vợ.

Thịt Dê

Thịt dê được hiểu là cách nói tắt của việc giết dê lấy thịt làm đủ món thui, nướng, chiên, xào… dân ở nhiều nước tại vùng Trung Á trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ lừng danh thiên hạ với món thịt nướng Kebab. Dê, Cừu đều có thể nướng trừ thịt heo, bò vì dân Hồi giáo kiêng thịt heo, dân Ấn kiêng thịt bò. Tại Hoa Kỳ có nhiều nhà hàng nổi tiếng liên hệ tới dê như ở Chicago, San Diego…

Ở Việt Nam thì Ninh Bình được coi là xứ sở lừng danh với các món “Dê đặc sản”; tuy thế trong hơn một tập niên qua “đặc sản dê” đã “tiến về Saigon” cho nên bây giờ “đặc sản dê Hồ Chí Minh” là số dzách.

Thành phố này được kể là đô thị ăn nhậu đạt tới “đỉnh cao” của vùng Đông Nam Á.Hồ Chí Minh sản sinh ra cả một đội ngũ cán bộ các cấp ưa làm việc ở các quán nhậu. Đảng viên cộng sản Việt Nam học tập gương ăn chơi thoải mái thẳng từ các lãnh tụ Stalin, Mao Xếnh Xáng chứ không phải hưởng lạc lén lút, hèn hạ như “Boác” Hồ của “Đảng ta”. Mọi kế hoạch phát triển, đầu tư, phân phối… giữa các cán bộ và doanh gia nhằm đẩy mạnh “kinh tế thị trường” đều phải định hướng tại bàn nhậu. Nhậu mở đầu câu chuyện thay cho miếng trầu ngày xửa ngày xưa.

Quay về cách làm dê truyền thống, gia truyền ở Ninh Bình, theo các bài viết của báo “lề phải” thì làm thịt dê tại đây có cái “công đoạn tra tấn” gọi là quần dê. Quần dê không phải là lột cái quần của con dê mà là quần thảo với dê, người đấu sức với dê theo kế hoạch bố trí sẵn.

Người không có tội thì tra tấn để ép cung nhận tội, còn dê có tội rõ ràng là có mùi “hoi” thì phải khử cho hết mùi đó đi. Trước hết, người trói dê lại, đánh thật đau cho dê kêu thét lên thảm thiết, sau đó thả cho dê chạy rồi rượt đuổi. Cứ thế bắt, trói, đánh, thả rượt làm sao cho dê toát hết mồ hôi ra hết sức phải quỵ xuống là mang đi làm thịt.

Thực sự có nhiều cách khử hoi thịt dê như rửa thịt bằng dấm, ướp thịt với bột cà ri Ấn Độ, luộc sơ thịt với củ cải v.v… nhưng tại Ninh Bình, quán dê đặc sản có đất trống nên dễ biểu diễn “công đoạn tra tấn” thì mới nói lên cái “hoành tráng” của ngành làm dê truyền thống. Hơn nữa các màn nghệ thuật ác ôn côn đồ này còn nhằm cho cả đám người dê thưởng thức trong khi họ hào hứng cụng ly, ép rượu cho các “kiều nữ chân dài đương đại”.

Nhiều bợm nhậu tán tụng các món dê đặc sản Ninh Bình như: dê tái vừng chấm với tương Bần, dê xào lăn, dê nướng xả, tiết canh dê…

“Cách ngôn dân gian” có nói ăn gì bổ ấy; do đó giới mày râu đa số đều ham cái món ăn kiêm nhiệm y dược ấy là “ngọc dương hầm thuốc bắc”. rõ rang món này sặc mùi dê Đai Hán rồi. Dê theo sự phân định của Tầu có hai loại, dê cò bé thì gọi là Cao; dê tới tuổi “thành niên” thì gọi là Dương. Trong các bữa ăn của triều đình phong kiến, bọn hoạn quan lo việc nghi lễ thường tôn các món ăn là ngọc này, long nọ; chẳng hạn nhãn thì gọi là long nhãn nhưng củ hành thì phải cẩn trọng không thể tôn lên là ngọc hành được vì phạm thượng, kỵ húy.

Có lời truyền khẩu rằng theo “ngự thiện chân truyền” có nói: ngọc dương tức là ngọc hành của dê đực (ủa lạ quá không lẽ dê cái cũng có trứng dái hay sao) được khử hôi bằng phèn chua sau đó đem hầm với thuốc bắc.

Toa thuốc bắc gồm nhân sâm, kỷ tử, hoài sơn, đại táo, nhục quế, long nhãn; về cân lượng tùy nghi gia giảm theo cái trứng dái dê nó to hay nhỏ thế nào.

Dê đã chết vẫn không hết chuyện như câu nói chó chết hết chuyện vì dê được dân ta long trọng xếp vào hàng tứ quý là “Cà, Kê, Dê, Ngỗng”.

Vua Dê Tầu

Như chúng ta đều biết dê là loài ăn chay trường chuyên trị về cây cỏ (dược thảo). Khi dê được tiến cung tức là đưa vào kéo xe ở hoàng cung thì dạ yến của dê cũng chỉ là món lá dâu rắc muối giống y chang kiểu các tiệm Fast Food làm món French Fries vậy thôi.

Kẻ sáng chế ra xe dê là Tây Tấn Tư Mã Viêm tức là Tấn Vũ Đế (236-290); Tư Mã Viêm là cháu Tư Mã Ý, Viêm đã ép Tào Hoán thoái vị để đoạt ngôi, Viêm hoang dâm vô độ có tài liệu nói ông ta có tới hàng vạn cung phi. Tấn Vũ Đế khi đem quân thôn tính Đông Ngô còn bắt thêm vài trăm cung nữ ở miền đông đem về kinh đô Lạc Dương.

Vì có qúa nhiều gái đẹp nên đêm đêm Tấn Vũ Đế ngồi trên xe để dê tự ý chạy tới nơi nào, cung nào thì hành lạc với người đẹp đó. Dê biến thành “mai mối” cướp nghề của lũ hoạn quan vì thế bọn này bèn bầy cho cung nữ rắc muối dẫn đường để dụ dê tới phòng của mình mà hưởng “ơn mưa móc” của Vũ Đế. Có tài liệu nói, các cung nhân rắc muối quá nhiều, dê ăn mặn nên chết vì hư thận vì thế hoạn quan mới bầy ra trò lấy lá dâu rồi rắc muối làm “dạ yến cho dê”.

Trong lịch sử Trung Hoa thì hôn quân, bạo chúa như ruồi; ở đây chúng ta chỉ điểm qua vài tay có óc sáng chế dụng cụ trợ dâm mà thôi. Một tên hôn quân, gian ác khét tiếng là Tùy Dượng Đế Dương Quảng (569-618). Dương Quảng giết anh, giết luôn cha ruột để lên ngôi xưng là Tùy Dượng Đế rồi chế ra một chiếc xe gọi là “tùy tiện”. Xe này có “thiết kế” một cái gường ở trên, bốn bề có gắn các khóa vàng. Dượng Đế hạ chiếu tuyển thật nhiều gái đẹp, hắn còn đòi bắt nhiều bé gái chưa quá tuổi 13 vào cung.

Ngày, đêm Dượng Đế ngự xe chạy trong cung, tùy tiện thấy cô nào hạp nhãn là bắt ngay lên xe, đẩy vô gường hành lạc cấp kỳ. Quảng còn bị bệnh Ấu dâm, hắn bắt mấy bé gái đưa lên gường, khóa tay chân lại rồi cưỡng dâm, bất kể nạn nhân kêu gào, sợ hãi, đau đớn. Dượng Đế còn cho đào sông chảy qua hậu cung để hắn tắm truồng cùng với các cung nữ, làm gường bằng các phiến băng (nước đóng băng) theo lời ngự y để phục hồi dương khí.

Vua dê đực độc ác, dâm bôn như vậy còn vua dê cái cũng chẳng kém gì đó là Thánh Thần Hoàng Đế Võ Tắc Thiên (624-705). Vua dê cái này thực sự đã nắm quyền hạn khoảng 36 năm, khi lên ngôi thực thụ là lúc bà ta đã 67 tuổi và ở ngôi vua 16 năm. Võ Tắc Thiên nổi danh tàn độc, bà ta giết con ruột để nắm quyền, ra tay thanh toán các đại thần, tôn thất nhà Đường. Khi làm hoàng đế bà này tuyển trai trẻ tuấn tú vào cung, lập Phụng Thần Viên để hành lạc với cả bầy trai trẻ.

Võ Tắc Thiên là nữ hoang duy nhất trong lịch sử Trung Hoa; khi lên ngôi bà đổi luôn danh hiệu từ nhà Đường thành nhà Võ Chu; tuy thế trong thời gian nắm quyền Võ Tắc Thiên đã sáng suốt nhìn ra tầng lớp sĩ phu, nho gia là bọn đạo đức giả, hủ bại. Bà ta coi thường Nho học mà sùng đạo Phật vì thế trong thời bà trị vì thiên hạ đã tránh được hai tội ác lớn lao là kỳ thị tôn giáo và kỳ thị giới tính.

Võ Tắc Thiên năm 82 tuổi vì già yếu nên bị lật đổ rồi bị giam ở hậu cung, trước khi chết bà yêu cầu gọi bà là hoàng hậu thay vì gọi là hoàng đế. Võ Tắc Thiên được chôn cạnh vua Đường, trên mộ của bà có tấm bia bỏ trống không có chữ gọi là “Vô Tự Bia” với cái ý nói rằng công, tội của Võ Tắc Thiên để cho đời sau xét xử.

Các vua dê có bị “cắm sừng” không? Theo nghiên cứu của Vũ Lục Thủy thì các vua dê của Trung Hoa bị cắm sừng rất nhiều. Vũ Lục Thủy liệt kê đã nghiên cứu sách “cung bí nhàn văn”, “cấm cung di lục”, “bất khả bất độc”… thì một số vua nhà Minh như Anh Tông, Gia Tĩnh, Hiển Tông… đều có các thái giám còn giữ nguyên được “của quý” để lén lút hành lạc với các cung nữ.

Một vụ động trời cắm sừng xảy ra và đời Minh Võ Tông, vua di dạo ở vườn hoa vào buổi tối đã bắt dược hai cung nữ đang cãi nhau, vua nghe được hóa ra họ đang đánh ghen ở góc vườn; vua cho tổng kiểm tra toàn thể hậu cung thì phát giác có hơn 100 thái giám nhập cung nhưng không bị thiến; đám này phục dịch giữa một bầy cung nữ khoảng 25 ngàn người. Rất nhiều cung nữ chưa được “hưởng ơn mưa móc” của vua mà đã mất trinh với các quan thái giám còn đủ “đồ nghề”. Bọn thái giám “đểu” này khi được tuyển vào cung đã hối lộ để khỏi bị thiến.

Vua Dê Ta

Tìm tài liệu để viết bài năm Mùi Dê, chúng ta đề cập đến các dê vua Tầu trước vì các vua dê ta qua nhiều triều đại đều bắt chước lề thói của Tầu. Nói tới “động thái dê” của vua ta thì xoàng quá chẳng thấm tháp gì so với sự “hoành tráng dê” của các vua Tầu.

Các ông vua dê nước Nam từ đời Lý, Trần, Lê, Nguyễn cũng khá nhiều. Sự kiện mấy vị vua đầu của nhà Trần chán ngôi báu bỏ lên chùa đi tu là chuyện hiếm hoi trong thời quân chủ.

Ở đây chúng ta chỉ điểm qua vài ông vua dê đời Lê, đời Nguyễn là các ông sùng bái Khổng Mạnh, bám vào chủ trương “nho học độc tôn” từ Tầu chuyển qua để giữ gìn ngôi vị. Các ông vua ta này thường ra chiếu chỉ khuyên dân “giữ đạo nghĩa Thánh Hiền, tu thân, tiết dục” mà lại hoang dâm vô độ đến kiệt sức, ngất ngư.

Ông vua dê được điểm danh đầu tiên ở đây là Lê Thái Tôn (1423-1442); ông vua này lần đầu thấy Ngô Thị Ngọc Dao vào cung thăm chị là cung nữ Ngô Thị Xuân, có sách viết “vua thấy thích, gọi vào, sau đó cho làm cung nữ” Ngọc Dao sau đó có mang nên bị Thần Phi Nguyễn Thị Ánh ghen tức vu cáo cho Ngọc Dao phạm tội và đòi vua giết Ngọc Dao đi.

Bà Nguyễn Thị Lộ và Đại thần Nguyễn Trãi phải cố gắng can ngăn mãi vua mới tha chết cho Ngọc Dao rồi phát lạc ra giam lỏng tại chùa Hoa Văn ở bên ngoài hoàng cung. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cũng viết về vụ vua Thái Tôn dê bà Nguyễn Thị Lộ qua vụ án Vườn Vải (Lệ Chi Viên) rằng “trước đây vua thích vợ của Thừa Chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, người rất đẹp, văn chương rất hay, gọi vào cung phong làm Lễ Nghi Học Sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh. Đến khi đi tuần miền đông, xa giá về tới Vườn Vải, Xã Đại Lại, ven sông Thiên Đức, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng, các quan bí mật đưa về. Ngày mùng 6 về tới kinh nửa đêm đem vào cung rồi mới phát tang. Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua.

Ngày 12 Đại thần là bọn Trịnh Khả, Nguyễn Xí , Lê Thụ nhận di mật cùng với bọn Lê Liệt, Lê Bôi tôn Hoàng Thái Tử Bang Cơ lên ngôi, lúc ấy vua mới hai tuổi… Ngày 16 giết Hành Khiển Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ, bắt tội đến ba họ.”

Nhiều nhà sưu khảo sử sách đời sau phần nhiều coi vụ án Vườn Vải có nhiều uẩn khúc; Nguyễn Thị Lộ và Nguyễn Trãi chỉ là nạn nhân của phe cánh Nguyễn Thị Ánh với bọn đại thần nhũng lạm, sợ chủ trương cải tổ triều đình của Nguyễn Trãi qua trung gian người vợ bé là Thị Lộ đang được vua Lê tin dùng.

Ông vua dê thứ hai được nhắc tới ở đây là Lê Thánh Tôn (1443-1497); ông này chính là đứa con đã bị vua cha bỏ rơi từ khi mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao bị phát lưu ra ở tại chùa Hoa Văn.

Lê Thánh Tôn được tầng lớp túc nho nhiều đời ca tụng là ông vua của văn học. Trong thời của ông đã mở mang các khoa thi, ban sắc dụ “khuyến học”. Việt Sử Toàn Thư viết “vua rất sùng thượng việc văn học, hằng năm tế Đức Khổng Tử long trọng… nếu tính tổng số tiến sĩ từ đời Lý, Trần… đến triều vua Thành Thái nhà Nguyễn thì đã có 2335 vị… số tiến sĩ dưới triều Lê Thánh Tôn đã chiếm quá 1/5…”

Nghiên cứu kỹ hơn, người ta được biết rằng cái được gọi là văn học đời Lê Thánh Tôn là sùng bái Nho học như một thứ tôn giáo độc nhất, giáo dục theo lối khoa cử của Tống Nho. Nếu vua Lê Thái Tổ (1385-1433) đã đánh đuổi quân Minh ra khỏi Đại Việt thì con của ông là Lê Thánh Tôn đã trịnh trọng rước cái học thuật bại hoại của nhà Minh vào mà sùng bái; đây là một sự nô lệ văn hóa của Đại Việt đối với nhà Minh.

Để chứng minh rằng cái học thời Lê Thánh Tôn là cái học khoa cử xuẩn động, chúng ta có thể đọc lại sự phê phán của Tổng Tài Quốc Sử Lê Quý Đôn (1726-1784) dưới triều vua Lê Hiển Tôn và Chúa Thánh Tổ Vương Trịnh Sâm (1745?-1782) Lê Quý Đôn viết đái khái rằng: Đất nước sau nhiều nhiễu nhương khi vừa khôi phục lại thì nhà nho vắng vẻ tới thời Hồng Đức mở rộng khoa mục thì văn thân xô về cái học hư văn, đến đời Đoan Khánh trở đi thì đã suy bại quá lắm.

Sau đó trong học giới có Phạm Đình Hổ thời Lê mạt đã phàn nàn về cái học từ chương ở giai đoạn này rằng: “Đời bây giờ học hành chăm kêu gào không lo đến tu thân, tề gia, trị nước, bình thiên hạ. Những bác mới học năm ba chữ quèn đã vội ngông ngáo, nghĩ mình là giỏi…”

Một vị vua nước ta đã khinh chê cái học khoa cử là Quang Trung Đại Đế Nguyễn Huệ (1752-1792); sách Khổng Học Đăng của Phan Bội Châu có ghi lại một câu chuyện đặc biệt và bình luận như sau: “Vua Quang Trung ra Bắc Hà mời quần thần để làm việc cai trị trong xứ, có một ông đến, ngài hỏi:

-        Ngươi làm gì?
-        Thưa Thám Hoa.
-        Thám Hoa là cái gì? Có làm được Chánh Tổng không?

Câu chuyên này là câu chuyện nhỏ, song đủ chứng minh rằng nhà anh hùng kia trong não không dính chút gì là cái học khoa cử, mà trong con mắt coi phường hủ nho không ra gì chính nhờ cái não sáng suốt ấy mà làm được công nghiệp phi thường. Ông ta lại có mời ông Nguyễn Hiệp (hiệu Lục Viên Phu Tử người Nghệ, học giỏi không làm quan Tây Sơn, chỉ làm một cao sĩ) nhờ dịch cả Kinh Truyện ra tiếng Nam ta, đã làm được một ít, đến triều Nguyễn đều bị thu đốt cả.”

Trên 20 năm sau, sau đó thì nhà Nguyễn đã có một ông vua dê nổi tiếng là Minh Mệnh Hoàng Đế (1787-1840). Ông vua này được quần thần ca tụng là người rất trọng văn học, sùng đạo thánh hiền đã sáng suốt nhận ra cái học từ chương là sai. Việt Sử Toàn Thư viết: “Vua có lần nói: - Lâu nay cái học khoa cử làm cho người ta sai lầm. Trẫm nghĩ văn chương vốn không có quy củ nhất định, mà ngay những văn cử nghiệp chỉ câu nệ cái hư sáo khoe khoang lẫn với nhau, biệt lập mỗi nhà một lối, nhân phẩm cao thấp do tự đó. Khoa tràng lấy hay bỏ cũng từ đó. Học như thế thì trách nào mà nhân tài mỗi ngày một kém đi. Song tập tục đã quen rồi khó đổi ngay được, về sau nên dần dần đổi lại.”

Qua các sử liệu chúng ta thấy rằng sự phát biểu về khoa cử của Minh Mệnh chỉ là lặp lại, khai triễn các nhận xét của nhiều sĩ phu thời trước như Lê Quý Đôn, Phạm Đình Hổ. Cả nửa thế kỷ trôi qua mà Minh Mệnh lại phán: “… khó đổi ngay được, về sau nên dần dần đổi lại.” Minh Mệnh được quần thần thời đó ca ngợi là : “Ngài chăm chỉ làm việc ngày đêm để xem xét mọi việc triều đình.” Các việc Minh Mệnh bận bịu làm được đã ghi trong Việt nam Văn Minh Sử Cương của Lê Văn Siêu rằng: “Triều đình nhà Nguyễn ngoài một ít công tác lớn đào kinh, xẻ đường để khai phá ruộng rẫy ở miền Nam cùng xây dựng đồn lũy để ngăn giặc trong nhiều hơn giặc ngoài đã chỉ tập trung sự cố gắng vào việc xây dựng cung điện, hoàn thành với việc sắp đặt những nghi vệ thiên tử, còn mọi việc khác chỉ làm sơ sài cho gọi là có.

Chuyện đáng lấy làm buồn cười là việc lớn tầy trời thi không lo, đi lo việc bắt người đàn bà miền Bắc phải mặc quần, không được mặc váy và lo việc hống hách của thiên tử ban hịch cho thần dân mỗi năm…”

Về vụ cấm mặc váy “khiến nhân sĩ Bắc Hà đem diễu bằng câu ca dao:

Tháng Tám có chiếu vua ra,
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
Không đi thì chợ không đông,
Đi thì bóc lột quần chồng sao đang?
Có quần dọn quán bán hàng,
Không quần đứng ở đầu làng trông quan.”

Về chuyện chính là vua dê thì Minh Mạng đã cho tuyển rất nhiều cung nữ, đặt ra phẩm trật, bổng lộc cho các đẳng cấp phi tần; Có tài liệu nói Minh Mạng còn lấy luôn bà Tống Thị Quyên là vợ góa của anh ruột là hoàng tử Cảnh. Năm 1828 ở kinh đô có hạn hán, Minh Mạng ra chỉ dụ: “Hai ba năm nay đại hạn luôn, trẫm nghĩ chưa rõ vì cớ gì? Hay vì con gái bị giam hãm trong cung nhiều nên âm khí uất tắc mà đến thế chăng? Nay đàn bà con gái trong cung cũng không nhiều lắm, song tạm lựa cho ra 100 người.”

Năm 1833, Minh Mạng nghe tin Lê Văn Khôi nổi loạn ở miền Nam và nói muốn đưa một người con của thái tử Cảnh lên, Minh Mạng lập tức giết ngay con cháu và Tống Thị Quyên “để bọn Khôi hết đường lợi dụng”.

Minh Mạng lừng danh dê vì đã để lại cho hậu thế bài thuốc bổ thận được ngự y xưng tụng là “Minh Mạng Hoàng Đế Toa” ông vua này rất hãnh diện vì mình tráng dương với câu: “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” tạm dịch là một đêm làm tình với 6 mệ, sinh ra 5 đứa con.

Có tài liệu cho biết Minh Mạng bắt buộc dân Quảng Ngãi phải tiến cung loại mắm Nhum không được thay thế bằng tiền; thứ mắm này cũng còn gọi là nhím biển hoặc cầu gai (Sea Chestnus) vì ngự y nói là mắm nhum là loại siêu bổ thận, cường dương. Minh Mạng theo tài liệu của triều Nguyễn có tới 43 bà phi được biết tên và 162 người con gồm cả nam nữ.

Mặt khác triều Nguyễn là triều đại mà nước Nam bị rơi vào tao loạn liên miên nhưng cũng là thời gian nhà Nguyễn cho xây dựng lăng tẩm lớn lao nhất trong lịch sử nước ta. Một điều khôi hài là cái học cử nghiệp lê lết từ thời Hậu Lê tới đời nhà Ngyễn lại được cả đám Quân, Thần, Sĩ Tử nhiều thế hệ kiêu hãnh, khoe khoang là mình đã “sôi kinh, nấu sử” qua “cửa Khổng, sân Trình”; Trình ở đây là Trình Di, người đứa ra thuyết Lý Khí của Tống Nho.

Tới buổi giao thời giữa hai nền văn học Đông Tây ở nước ta thì các nhà Nho thức thời cũng có một số người đã chê bai Tống Nho là hủ bại gồm có các vị như Nguyễn Siêu, Nguyễn Thông, Nguyễn Bá Nghi, Thân Trọng Huề, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Petrus Ký, Huỳnh Tịnh Của… Trong một bài phú của Phan Tây Hồ đã có mấy câu: “… Nhặt dãi thừa của người Tầu để làm từ phú, Biền thì phải Tứ, Ngẫu thì phải Lục, tíu tít những phường danh lợi…”

Tuy thế các vị Nho gia thức thời chỉ ít như “muối bỏ biển” vì triều thần, xã hội đầy dẫy, trùng trùng đủ loại sĩ phu, văn thân hủ bại, nhũng lạm.

Hồ Dê Mắc “Bẫy Dê”

Máu dê của người cũng có di truyền theo kiểu “Tế bào gốc dê”; điều này thấy được qua sự kiện Hồ Chí Minh, Chủ Tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có cái gốc dê của ông nội là thầy đồ Hồ Sĩ Tạo.

Dân Thanh, Nghệ từ lâu đã biết rõ câu chuyện “chim chuột” của cặp đôi Hồ Sĩ Tạo và Hà Thị Hy. Người ta truyền miệng cho nhau câu chuyện “mật”; vì là “mật” nên càng có nhiều người tò mò muốn biết Quỳnh Đôi hay Kim Liên được quyền buôn cái bóng ma sau khi “Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần”.

Nguyên thầy đồ nho Hồ Sĩ Tạo được mời qua làng Sài dạy học ở nhà họ Hà; gia chủ cũng có một ban chèo trong nhà mà con gái của chủ nhà lại là đào múa đèn, ngâm thơ rất hay. Hà Thị Hy xinh đẹp, có tài nhưng vì mắc tiếng xướng ca vô loài nên gần 30 tuổi vẫn ế chồng. Thời đó, con gái trong vùng cứ 15, 16 tuổi là đã lập gia đình chứ ít ai cao tuổi như Hà Thị Hy tức Đào Đèn mà chẳng có ai dám rước về làm vợ. Thầy đồ Tạo đã có vợ con nhưng thấy chủ nhà có món bở Đào Đèn bèn sáp tới làm thơ thả dê. Thế rồi cái chuyện “ứ hự” kiểu Nguyễn Công Trứ với cô đào Hiệu Thư lại tái diễn ở đất Thanh Nghệ. Sau nhiều lần “ứ hự” ở sau bếp, bụi chuối, ổ rơm giữa cặp đôi Đồ Tạo - Đào Đèn thì Hà Thị Hy phĩnh bụng.

Gia chủ họ Hà sợ lệ làng phạt vạ gái chữa hoang nên họ Hà đã dàn xếp gả con gái cho Nguyễn Sinh Nhậm là một lão già dân cầy góa vợ ở làng Sen tức Kim Liên. Đào Đèn vác bầu về nhà chồng thì bị đám con cái đời vợ trước của Nhậm khinh miệt không chịu nhận Hà Thị Hy là mẹ ghẻ. Đào Đèn sau ít tháng đẻ được một đứa con trai, đặt tên theo họ cha hờ là Nguyễn Sinh Sắc.

Sắc lớn lên lấy Hoàng Thị Loan đẻ ra một lũ con trong đó có Nguyễn Sinh Coong (Cung) tức Hồ Chí Minh về sau này. Chuyện gốc dê nổ lớn vì đám cán bộ Kim Liên dựa vào hồn ma Hồ để lên đủ thứ chương trình nhớ ơn “Boác” nhằm kiếm tiền chia chác với nhau khiến đám cán bộ ở làng Quỳnh Đôi ghen ăn, bực tức. Có tài liệu con kể rằng chủ tịch Nghệ An Hồ Sĩ Hùng có lần mắng vào mặt Nguyễn Sinh Hùng rằng: - Tau mới thật là cháu thật của Boác chứ không phải mi.

Mãi về sau, nhờ mùa “cởi mở”, Trần Quốc Vượng mới thử chơi trò nghiên cứu chuyện truyền khẩu để viết một bài bênh phe cánh Quỳnh Đôi. Năm 1991, sách Trong Cõi của Trần Quốc Vượng đã in nguyên con chuyện gốc Hồ Chí Minh từ Hồ Sĩ Tạo.

Máu dê họ Hồ phát triển mãnh liệt vì thế trên “Đường Kách Mệnh Dê” của Hồ Minh đã đầy dẫy các màn dê, dâm, ấu dâm của Hồ Chí Minh được đại chúng quăng lên mạng internet. Hồ Chí Minh là một huyền thoại do chính y và cộng sản Nga, Tầu dựng lên nhằm mục đích lấn dần xuống Đông Nam Á; tuy thế một số tài liệu dê, dâm của Hồ Chí Minh có cơ sở tạo thuyết phục gồm việc Hồ gian díu với nhiều phụ nữ ở Pháp, ở Tầu, ở Nga, ở Thái; một số người được biết tên gồm Mao Từ Mẫm, Lâm Y Lan, Tăng Tuyết Minh, Đỗ Thị Lạc, Nông Thị Ngác (Bày, Trưng), Nông Thị Xuân. Ở bài viết này chúng ta chỉ điểm qua mấy vụ Hồ dê gái lại bị mắc “bẫy dê” của sở tình báo Liễu Châu.

Cơ quan này bố trí để đưa Hồ vào tròng, mắn lấy tẩy của Hò để dễ dàng sai khiến y; vụ Lý Thụy (Hồ) lấy Tăng Tuyết Minh một nữ hộ lý cũng là nhân viên của Nam Phương Cục; sau đó, Hồ bị tình báo Trung Cộng điều động đi nơi khác nên phải chia tay với Tăng Tuyết Minh ở Quảng Châu; vụ Nông Thị Ngác tức Bày do Đàm Văn Mông Quan Châu người Tầy và Lê Thiết Hùng của tình báo Trung Cộng “bố trí”.

Đàm Văn Mông tức Lê Quãng Ba đưa Nông Thị Ngác vô hang Pắc Bó gặp Hồ. Nông Thị Ngác lần đầu thấy ông Ké để râu đã chào: - cháu lạy cụ ạ. Đàm văn Mông giới thiệu già Thu tức ông Ké; nhưng Hồ đã dê ngay cháu Ngác bằng cách bảo cô gọi mình là chú Thu cho than mật; Hồ đặc tên mới cho Ngác là Trưng cho giấy bút, dạy học cho cháu gái.

Ở Pắc Bó, Hồ lập Đảng và Trưng là nữ đảng viên đầu tiên; Trưng cũng là đội viên của đội du kích tiên khởi do Lê Thiết Hùng chỉ huy; các tình tiết này được mô tả theo hồi ức của Trưng kể cho một người khác viết lại; cô gái này còn có nhiệm vụ đem cơm cho Hồ hàng ngày và luôn hoạt động bên cạnh Đàm Văn Mông là người bảo vệ “ông Ké”.

Tuy nhiên theo một số tài liệu khác đặc biệt của ấy bô lão người Thái có họ Đèo, họ Ma thì Hồ không ở Pắc Bó; cái hang này chỉ là chỗ để Hồ trình diễn hành tung của hắn để bịp cả lũ đàn em gồm Chinh, Giáp, Đồng… và đánh lừa luôn mật thám Pháp và phe Tưởng Giới Thạch.

Sở tình báo Trung Cộng tùy theo nhu cầu, giai đoạn mà điều động Hồ Chí Minh di chuyển cư ngụ theo tình hình biên giới; Đàm Văn Mông thực sự là nhân viên tình báo nồng cốt của Trung Cộng theo dõi và giám sát Hồ Chí Minh. Nông Thị Ngác trước khi gặp Hồ Chí Minh đã được Mông đưa qua Bình Mãn bên Tầu để huấn luyện. Ngác còn trẻ, “giả nai” chứ cái hang Pắc Bó của Hồ thì cô này đã biết rõ ngõ ngách từ trước. Ngác cũng được Tầu dạy cho đủ ngón “vành ngoài bảy chữ vành trong tám nghề” về tình báo để cột chặt Hồ Chí Minh với Trung Cộng. Trung Cộng nghi Hồ còn hoạt động cho Nga cho cả phe Tưởng Giới Thạch…

Hồ theo hồi ức của Ngác đã được “chú Thu” dạy học ít tháng thì được chuyển đi nơi khác công tác nhưng theo nhiều tài liệu thì chú Thu đã dạy Trưng có bầu nên tình báo đem Trưng đi nơi khác đẻ; con của Ngác hay Trưng có tên là Nông Đức Mạnh.

Sau năm 1954, Hồ Chí Minh về Hà Nội làm Chủ tịch nước thì Đảng qua Đàm Văn Mông lúc đó đã là Bộ Trưởng Quốc Phòng với tên Lê Quãng Ba lại điều động cô giao liên Nông Thị Xuân từ Cao Bằng về làm hộ lý cho Hồ ở cái nhà sàn trong Phủ Chủ Tịch. Hồ tưởng Xuân là của riêng mình nhưng theo thư tố cáo của Nông Thị Vàng thì Bộ Trưởng Nội Vụ Trần Quốc Hoàn đã hãm hiếp Xuân liên tục trong suốt thời gian Xuân là “vợ mật của Hồ Chủ Tịch”.

Nông Thị Xuân mang thai, đẻ con trai đặt tên là Nguyễn Tất Trung có ý chỉ bố của đứa bé là Nguyễn Tất Thành (tức Hồ Chí Minh) có con với Hồ, Nông Thị Xuân đòi công khai lấy Hồ để làm bà Chủ Tịch nước.

Đảng họp mật với “Bác” để giải quyết rắc rối đã đi đến sự nhất trí là giao cho Trần Quốc Hoàn Bộ Trưởng Nội Vụ đặc trách tình báo xử lý. Trần Quốc Hoàn đã giết Nông Thị Xuân rồi ngụy tạo thành một vụ đụng xe chết người. Tình báo Việt Cộng còn truy đuổi Nông Thị Vàng là em họ của Xuân về tận Cao Bằng rồi giết luôn cô này để diệt khẩu.

Chuyện Mùi Dê 35 phải nói tới việc Đảng Cộng Sản Việt Nam thuộc các phe cánh đang tuyển chọn hang loạt dê dể tế thần đấu đá nội bộ trước kỳ Đại Hội Đảng Lần Thứ 12 năm 2015.


Ngô Đình Vận
January, 2015



No comments:

Post a Comment