Dân việt Lập Nước Việt
Theo
sử Việt, qua phần Ngoại Kỷ của Bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sử thần Ngô Sĩ Liên
soạn năm 1479, ghi rằng:
“Xét:
Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất
Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy thị đến ở Nam Giao để định đất Giao Chỉ ở phưong
Nam. Vua Vũ chia chin châu thì Bách Việt thuộc phần đất Châu Dương, Giao Chỉ
thuộc về đấy . Từ đời Thành Vương Nhà Chu (1063-1026 TCN) mới gọi là Việt Thường
thị, tên Việt bắt đầu có từ đấy.”
“Kỷ
Hồng Bàng Thị Kinh Dương Vương tên húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông.
Nhâm
Tuất năm thứ 1. Xưa cháu ba đời Viên Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế
Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên,
sinh ra vua (Kinh Dương Vương). Vua là bậc thánh trí thông minh. Đế Minh rất
yêu quí, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh
mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh
Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ.
Vua
lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần long sinh ra Lạc Long Quân (xét: Đường Kỷ
chép: thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động
Đình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động
Đình Quân. Thế thì Kinh Xuyên và Động Đình đời đời làm thông gia với nhau từ
lâu rồi).
Lạc
Long Quân tên húy là Sùng Lãm, con của Kinh Dương Vương.
Vua
lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng),
là tổ của Bách Việt. Một hôm, vua bảo Âu Cơ rằng: ta là giống rồng, nàng là giống
tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó. Bèn từ biệt nhau, chia con theo mẹ
về núi, 50 con theo cha về ở miền Nam (có bản chép là về Nam Hải), phong con
trưởng là Hùng Vương, nối ngôi vua.
Hùng
Vương con Lạc Long Quân (không rõ tên húy), đóng đô ở Phong Châu (nay là huyện
Bạch Hạc).
Hùng
Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang (nước này đông giáp biển Nam Hải, tây
đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành,
nay là Quảng Nam), chia nước làm 15 bộ là Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc,
Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình
Văn, Tân Hưng, Cửu Đức; đều là đất thần thuộc Hùng Vương; còn bộ gọi là Văn
Lang là nơi vua đóng đô. Dặt tướng văn là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng
(chữ Lạc Tướng sau chép sai là Hùng Tướng). Con trai vua gọi là Quan Lang, con
gái vua gọi là Mỵ Nương. Quan coi việc gọi là Bố Chính, đời đời cha truyền con
nối, gọi là phụ đạo. Vua các đời đều gọi là Hùng Vương. Bấy giờ dân ở rừng núi
thấy ở sông ngòi khe suối đều có tôm cá, nên rủ nhau đi bắt cá để ăn, thường bị
thuồng luồng làm hại, đến thưa với vua. Vua nói:Người man ở núi khác với các
loài thủy tộc; các thủy tộc ấy ưa cùng loài mà ghét khác loài, cho nên mới bị
chúng làm hại. Rồi vua bảo mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái ở mình. Từ đấy
thuồng luồng trông thấy không cắn hại nữa. Tục vẽ mình của người Bách Việt có lẽ
bắt đầu từ đấy”.
Ba
đoạn sử về thời thượng cổ của dân Việt nêu trên, chúng tôi trích từ tập thứ nhất
của Bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản khắc chữ Hán năm Chính Hòa 1697 do Thư Viện
Trường Viễn Đông Bác Cổ ở Paris Pháp Quốc lưu giữ và được dịch giả Ngô Đức Thọ
dịch ra quốc ngữ do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội phát hành năm 1998 tại Hà Nội
(chương trình xuất bản này được Unesco tài trợ).
Bản
(Hán văn) Chính Hòa 1697 là bản cổ nhất còn tìm lại được và bản dịch ra quốc ngữ
của ông Ngô Đức Thọ là bản dịch mới bây giờ so với bản Hán văn khác được dịch
giả Nhượng Tống dịch từ năm 1944.
Về sử
sách của người phương Bắc nhắc tới một nước Việt cổ, chúng ta có thể lướt qua một
số sử liệu đưọc trích dẫn trong cuốn Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam của Giáo sư Phạm
Cao Dương xuất bản năm 1987, trong đó có những chuyện như sách Sử Ký của Tư Mã
Thiên đời nhà Hán (145 trước Công Nguyên) đã ghi rằng: năm Tân Mão (1109 trước
Công Nguyên) đất Việt là Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nam
Hải, Nhật Nam đều là phần của Việt xâm mình, cắt tóc để tránh giao long làm hại.
Sách
Cương Mục Tiền Biên của Kim Lý Tường và sách Thông Trí của Trịnh Tiều đời Tống
(960-1279) viết về chuyện nước Việt Thường cống Rùa thần cho vua Nghiêu
(2377-2250 trước Công Nguyên).
Sách
An Nam Chí Nguyên của Cao Hùng Trưng ghi rằng: “Giao Chỉ khi chưa đặt thành quận, huyện, bấy giờ có ruộng Lạc, theo nước
triều lên xuống mà làm ruộng, làm ruộng là Lạc Dân, thống trị dân là Lạc Vương,
người giúp việc là Lạc Tướng đều dùng ấn đồng, thao (dây) xanh, nước gọi là Văn
Lang. Phong tục thuần hậu, mộc mạc, chưa có chữ nghĩa, còn dùng lối thắt nút
dây làm dấu ghi nhớ”.
Tìm
đọc qua một số sách sử cũ chúng ta thấy rằng phần đông các tác giả đời sau (sau
ông Ngô Sĩ Liên) đều bầy tỏ sự nghi ngờ về các truyền thuyết thần thoại.
Chẳng
hạn như trong cuốn Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ (1726-1780) do hội Việt Nam
Nghiên Cứu Văn Hóa Á Châu dịch và xuất bàn năm 1960 tại Sài Gòn; chúng ta thấy
tác giả Ngô Thời Sỹ viết: “Xét nước Việt ta lập quốc tuy ở sau đời vua Hy và
Hiệt nước Tầu, mà văn tự chưa có, ký tái còn thiếu, về phần thế thứ niên kỷ,
chính trị phong tục đáng nghi hay đáng tin đều không có gì đủ làm chứng cứ. Ông
Chu Tử nói rằng đọc sách không nên để sử quan dối được mình, cho nên chữ Quách
Công, Hạ Ngũ trong sách Xuân Thu cũng còn có sự ngờ. Ông Mạnh Tử ở thiên Vũ
Thánh chỉ trích lấy hai, ba đoạn mà thôi, nếu dẫn cùng lời nói mà không xét đến
lẽ phải, tác giả dối ta, ta lại tin vào đó để dối người sau, có nên không?”.
Dưới
triều vua Tự Đức (1847-1883) là giai đoạn hoàn tất bộ Khâm Định Việt Sử Thông
Giám Cương Mục năm 1881 thì cả nhà Vua lẫn ông Tổng Tài (người đứng đầu ban soạn
sử) Phan Thanh Giản đều bầy tỏ sự hoài nghi về huyền sử do sử thần Ngô Sĩ Liên
thời trước viết vào phần Ngoại Sử của bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.
Về mặt
di vật lịch sử liên quan tới dân Lạc Việt, chúng ta thấy trên mặt trống đồng Ngọc
Lũ có hình đầu rồng giao hòa với chim Việt (đầu thuyền rồng); Theo Triết gia
Kim Định, trong các cuốn Sứ Điệp Trống Đồng và Hùng Sử Việt Ca thì cho rằng đây
là biểu tượng giao hòa của Tròn Vuông, Trời Đất, Rồng Tiên, Đực Cái tức là
nguyên lý của Âm Dương.
Duyệt
qua một số sự kiện nêu trên, chúng ta thấy được nhiều điểm quan trọng:
Thứ
nhất : Việc có một nước Việt cổ là điều có thật, Tư Mã Thiên là
một sử gia nổi tiếng ngay thẳng nên khi ông ghi chuyện Việt Thường cống Bạch
Trĩ cho Chu Thành Vương hẳn ông phải dựa vào một sử liệu đáng tin cậy.
Thứ
Hai : Lịch sử của nhiều dân tộc và tôn giáo đều có các chuyện
thần thoại; Thần thoại như một nhu cầu của sinh hoạt loài người vì vậy chúng ta
không nên truy cứu thần thoại mà chỉ xem như các dụ ngôn của tiền nhân để lại.
Thứ
Ba :
Dân Việt từ nhiều đời qua đã hãnh diện về nòi giống con Rồng Cháu Tiên của
mình; đây là sự thật hiển nhiên khiến dân Việt đã cố gắng sống xứng đáng với
nguồn gốc Thần linh đó.
Người
Việt từ lâu đã lập đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương ở Phú Thọ miền Bắc Việt Nam và chọn
ngày mồng 10 tháng 3 Âm Lịch làm ngày Giỗ Tổ. Về việc dân chúng sùng bái Quốc Tổ
theo sách Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Qúy Đôn trong phần Linh Tích có đoạn ghi “Thôn Cổ Tích, xã Mỹ Cương, huyện Sơn Vi là
dân tạo lệ ở miếu thờ Thánh Tổ Hùng vương. Khoảng đầu niên hiệu Vĩnh Thịnh
(1705 đời vua Lê Dụ Tông), người trong thôn bàn việc sửa sang miếu thờ, cử người
đi lấy gỗ ở thượng lưu sông Thao…”
Dân
Việt cũng có câu phong dao:
“Dù
ai đi ngược về xuôi
Nhớ
ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng Ba”.
Để
nhắc nhở dân gian tưởng nhớ tới công đức của tiền nhân đã lập ra nước Việt theo
đúng tinh thần câu tục ngữ Uống nước nhớ
nguồn.
Ngô Đình Vận
Santa
Ana, California 2005
No comments:
Post a Comment