Tôi
vừa nhận được qua đường bưu-điện CD “Nhạc Tình Xa Xứ” với hình ca-sĩ Ngọc Thủy ở
ngoài bìa, phía sau là một bụi tre, hát nhạc của Lại Minh Thuận phổ nhạc thơ
Ngô Đình Vận. Cả ba tên tuổi đối với nhiều
người có lẽ còn xa lạ nên nhân dịp này tôi xin được giới-thiệu vài hàng về bộ
ba này.
Thơ Ngô Đình Vận
Tôi
với Vận có một thứ duyên kỳ lạ. Biết
nhau từ ở Việt-nam song gốc gác tuy ở cùng một sở, Việt Tấn Xã, hai chúng tôi
cũng ít có dịp gặp nhau để gần gũi, thân tình.
Song qua một ông anh của tôi, tôi được biết Vận là một thứ lính khá lạ,
có lòng nhưng không nhất thiết được các xếp thương. Từ kinh-nghiệm lính này, anh đã viết nên một
cuốn truyện đặc-sắc, Chiến trường tồi tệ, nhưng cũng gây không ít rắc rối
cho anh dù như hai bài thơ trong đó đã được phổ thành những bài nhạc khá phổ-biến
một thời.
Qua
Mỹ, có lần anh đến chơi Virginia, tôi mới được biết là trong thời-gian bị kẹt lại
ở Việt-nam với CS (5 năm) anh đã quay ra học Kinh Dịch để trở nên khá thông thạo
về những lẽ biến thiên của cuộc đời.
Không giống những người trẻ khác, anh rất thích những biểu-hiện về
văn-hóa quê hương. Gặp cụ Tá Chi Trương
Cam Khải, anh say mê những nét vẽ thuần Đông-phương của cụ, từ những nét bay bướm
vẽ hoa lá đến những đường gân guốc vẽ trúc, vẽ đá, gợi cho ta suy tưởng đến những
đại-họa-sư Trung-hoa đời nhà Tống. Gặp cụ
bà Kim Y Phạm Lệ Oanh, anh thấy nơi cụ một nữ-học-giả bình dị mà uyên bác, bề
ngoài trông thật đơn sơ mà bên trong là cả một kho tàng chữ nghĩa, dịch Kinh
Thi, dịch truyện tàu (Liêu trai chí dị), đọc chữ Nôm, một trong những nữ-sĩ đầu
tiên viết tiểu-thuyết tân-thời từ đầu thập niên 1940.
Vận ở
Mỹ song lại thích trở về nguồn. Sang
Cali, trong nhiều năm anh đi làm cho Đài phát thanh Khoa-học Kỹ-thuật nhưng
không bao giờ anh sao nhãng chuyện văn chương, chữ nghĩa. Đó là lý-do thỉnh thoảng tôi lại nhận được điện-thoại
của Vận như trên trời rơi xuống hỏi chuyện này, nhắc chuyện kia.
Bỗng một hôm, Vận gọi cho tôi khoe là đã làm xong được một bài hát, “Quốc-tế Việt ca,” mà anh muốn tôi giúp làm thành lời tiếng Anh để có thể hát được theo nhạc của bài Việt. Và thế là ta có bài do Hoàng Trọng Thụy phổ nhạc và hòa âm, Kim Tước và Vũ Anh hát (trên Youtube Quoc te Viet Ca):
QUỐC TẾ VIỆT CA
Bỗng một hôm, Vận gọi cho tôi khoe là đã làm xong được một bài hát, “Quốc-tế Việt ca,” mà anh muốn tôi giúp làm thành lời tiếng Anh để có thể hát được theo nhạc của bài Việt. Và thế là ta có bài do Hoàng Trọng Thụy phổ nhạc và hòa âm, Kim Tước và Vũ Anh hát (trên Youtube Quoc te Viet Ca):
QUỐC TẾ VIỆT CA
Hỡi
những người Việt Nam trên toàn thế giới
Đã
yêu tự do như yêu mạng sống mình
Hãy
đứng lên lấy lại quyền làm người
Như
người dân trên toàn thế giới
Như
người dân trên toàn thế giới.
Hỡi
những người Việt Nam ở khắp nơi
Dân
tộc chúng ta chưa từng được nói
Chưa
từng biết đến độc lập tự do
Chưa
từng góp tiếng đích thực cho đời.
Hỡi
những người Việt Nam trên toàn thế giới
Từ
Đông sang Tây hãy thức dậy
Cùng
với mặt trời nắng soi đường không tắt
Cùng
với mặt trời dân mình tìm đến tương lai.
Hỡi
những người Việt Nam ở khắp nơi
Cùng
những người Việt ôm giữ quê hương
Hãy
nắm tay nhau đòi hòa bình công chính
Đòi
quyền dân cho dân tộc Việt Nam.
Hỡi
những người Việt Nam ở khắp nơi
Cùng
những người Việt ôm giữ quê hương
Hãy
góp sức chung xây hòa bình ngàn năm tới
Mở kỷ
nguyên toàn cầu vui sống bình yên.
Bài
có tham-vọng thay bài “Quốc tế ca” đầy sắt máu của CS nhưng với một tâm-hồn thật
bao la, thật Việt-nam:
“Hãy
góp sức chung xây hòa bình ngàn năm tới
“Mở
kỷ nguyên toàn cầu vui sống bình yên.”
Bẵng
đi một thời-gian dài (nhiều năm), tôi không được tin tức gì của Vận. Tưởng anh
đã cạn nguồn cảm-hứng! Song tôi đã nhầm
to.
Lại
một hôm khác, đánh kiểu du-kích, anh gọi cho tôi từ miền Tây để cho tôi nghe
qua điện-thoại bài “Lệ Biển,” thơ Ngô Đình Vận, nhạc Lại Minh Thuận, hòa âm
Nghiêm Phú Phi, giọng hát Kim Tước:
LỆ
BIỂN (Trích)
Tôi
khóc những người
Đã
chết oan khiên
Người
lạ người quen
Chết
đói, chết khát
Chết
dấm, chết dúi
Chết
đuối, chết chìm
Chết
ức, chết oan
Chết
thảm thương
Trên
đường đi tìm đất sống bình yên…
Tôi
khóc phận người
Một
đoạn đường đời
Gai
góc thảm thương
Tôi
khóc lặng câm
Van
vái hồn thiêng
Về với
bình minh
Đánh
thức núi sông.
Bài
hát được làm ra để chuẩn-bị đánh dấu ngày 30/4 năm 2005! Song Vận không chỉ làm nhạc đấu tranh hay nhạc
ai oán, xót xa. Bài hát ngậm ngùi này đi
sâu vào lòng người, cũng như bài “Sao Mai” nói về một người em ở lại (“Đôi ta
là một sống hai nơi”):
Tôi ở
bên này em bên kia
Sao
hôm lạnh ngắt nỗi chia lìa
Sao
mai bên đó em còn thức
Mong
rạng đông về soi bóng tre…
…
Tôi thương em mà lại thương tôi
Thương
bao thân phận những dập vùi
Tôi
ôm trống trải lòng kinh hãi
Đời
có chăng còn quên nhớ thôi…
Tôi
thương người mà biết thương tôi
Thương
bao cơ cực những mảnh đời
Thương
sông mải miết đi tìm núi
Thương
đất khô cằn thương nước vơi.
Nhạc Lại Minh Thuận
Thơ
Vận hay, có tâm-hồn, ý nghĩa nhưng nếu không gặp những nghệ-sĩ hàng đầu của VN
thì có lẽ sẽ còn phải mất nhiều thời-gian nữa mới tới được người nghe hay người
đọc. Thơ của anh đã được Phạm Duy phổ nhạc từ trước 75, sang Mỹ anh được Hoàng
Trọng Thuỵ tiếp tay, Nghiêm Phú Phi đệm piano, Kim Tước và Vũ Anh hát, chứng tỏ
là những bài hát kia có giá lắm. Nhưng từ khi anh gặp Lại Minh Thuận thì thơ của
anh được bay bổng hẳn lên, cho ta cảm-tưởng là người này sinh ra để làm thơ cho
người kia phổ nhạc. Sau nhiều lần được nghe nhạc do hai người làm ra, cuối
cùng, trong một dịp đi Cali, tôi cũng được gặp Lại Minh Thuận, người nhạc-sĩ mà
tên tuổi giờ đây hầu như gắn liền với thơ Ngô Đình Vận tương-tự như nhạc Đoàn
Chuẩn đi với lời của Từ Linh. Một con
người đa tài mà dễ thương hết cỡ!
Anh
chụp hình, quay phim, không chỉ chơi nhạc mà còn làm nhạc, làm video… rất
hay! Mà lại rất khiêm tốn, lúc nào cũng
nhỏ nhẹ, trên môi nở một nụ cười. Gặp Vận, đến nay anh cũng đã làm được cả mười
mấy, hai chục bài phổ thơ của Vận… mà mỗi bài một vẻ, không bài nào giống bài
nào. Có người thích bài “Phượng Tím” của anh, nói về một loại cây đặc-biệt nổi ở
một vài nơi gần Los Angeles và ở bên Úc nữa (có tên là “Jacaranda”) nhưng tôi đặc-biệt
mê những bài thuộc loại dân-ca mới mà anh đã làm ra khi phổ nhạc những bài như
“Chích Chòe,” “Bươm Bướm,” “Chuồn Chuồn” của Vận.
Cái
hay của Ngô Đình Vận ở trong những bài này là anh cho ta cảm-tưởng anh lấy từ
những bài dân-ca hay ca-dao có sẵn, đổi thay đôi chút để làm thành một bài
tân-dân-ca kiểu Phạm Duy. Nhưng không,
anh làm thơ mới hoàn-toàn mà vẫn giữ được cái tinh-thần dân-ca, kiểu dân-ca Bắc
Ninh với cái nghịch ngợm, cái trọc ghẹo của con gái làng Lim. Như trong bài “Quan Họ Đi Xa,” chẳng hạn, anh
cho một cô gái xuân-thì ban đêm ngồi nhớ mông lung xong chợt nhớ đến một bức
tranh Đông Hồ, “Cá Đớp Trăng,” bèn nảy ra ý-tưởng muốn như con cá kia, “hớp
luôn hồn của một chàng trai mà cô thầm yêu trộm nhớ.” Trí tưởng tượng chẳng mấy lúc biến cô thành một
người muốn được bắt con cá (=anh chàng) nọ để làm tình làm tội nó… để rồi nghĩ
lại, lại đem lòng yêu thương nó.
Bài
“Chích Chòe” cũng vậy, nó nhảy tung tăng, nó hót líu lo, làm cho nhà thơ một
lúc đâm ra yêu tất cả, yêu cỏ, yêu cây, yêu bầu, yêu bí…
Đến
bài “Chuồn Chuồn” cũng thế. Cô gái trong
bài bực chàng trai nọ cứ “chập chờn” bay lượn mà chẳng chịu “đậu xuống cánh
hoa,” đúng là một con “chuồn chuồn phải gió”!
Khi
bay thì gió,
Gặp
ráng trời mỡ chó thì mưa
Lòng
em bão táp mưa sa
Anh
đâu có biết, anh cứ tà tà anh ấm ương…
Đây
là những tâm-cảnh vừa cũ (như trong ca-dao) nhưng lại cũng vừa mới như một cô
con gái đời nay, đầy sức sống và không thiếu những tư tưởng ngộ nghĩnh nếu
không muốn nói là ngỗ nghịch với những câu như:
Em ơ
mà hớp được hồn anh
Thì
em, em sẽ đem lên là cái thớt
Em sẽ
hành cho nó sướng tay
Là
ơi con cá nó hớp vừng trăng…
Đánh
vẩy rồi lại chặt vây
Mổ
luôn cái bụng lôi ngay cái ruột trường
(trong
bài “Quan họ đi xa”)
Để
phổ nhạc được những tâm-tư rắc rối đó, không lạ là Lại Minh Thuận đã phải đi
tìm đến nhiều điệu nhạc rất đa dạng, chứng tỏ là anh đã quán-triệt được cả nhạc
cổ-truyền Việt-nam (quan họ, lý, chèo cổ, Nam-ai v.v.) lẫn nhạc Tây-phương để
ta có những nhịp điệu sống động như ta thấy trong nhạc “country, country-rock,
R&B” và cả nhạc lên đồng.
Tiếng hát Ngọc Thủy: Một hơi mới rất dễ
thương trong âm-nhạc VN hôm nay
Trong
nỗ lực làm mới nhạc Việt ở hải-ngoại mà lắm lúc tôi tưởng đã là như một bãi
sa-mạc, vì ảnh-hưởng quá mạnh của nhạc trẻ Mỹ cũng như là vì ảnh-hưởng của
toàn-cầu-hóa (nhằm thỏa mãn một thị-trường “quốc-tế” thay vì VN), hướng đi mới
của Ngô Đình Vận với sự tiếp tay của Lại Minh Thuận là một làn gió mát, một
hương thơm đến từ quê hương VN ở tận trong cõi lòng và tiềm-thức của chúng
ta! Hướng đi này, tôi nghĩ, đầy hứa hẹn…
nhất là khi, như nhà tôi đã có dịp nhận-định, nó lại được chuyên chở bằng một
giọng ngọt ngào hiếm có, một giọng vừa truyền cảm, dễ thương vừa điêu luyện như
của Ngọc Thủy!
Ngọc
Thủy không chỉ có một giọng trong, trẻ, mà còn luyến láy rất điệu nghệ, lại có
những chỗ nhấn mạnh, bỏ nhỏ rất tình, khi nũng nịu, khi giận hờn, khi yêu
đương, khi nghịch ngợm rất hợp với thứ nhạc đa dạng và giàu âm điệu này—gần như
không có bài nào giống bài nào.
Tóm
lại, một sản-phẩm rất đáng yêu để mua vào dịp Tết với 10 bài:
1/ Quan Họ Đi Xa (Piano Nghiêm Phú Phi)
2/ Anh Đi Tìm Bông Lúa
3/ Hương Mai
4/ Phượng Tím
5/ Phương Thu
6/ Anh Đi Tìm Bông Lúa (Piano Nghiêm Phú Phi)
7/ Chích Choè
8/ Trời Tương Tư
9/ Sao Mai
10/ Chuồn Chuồn
Những
bài có ghi “Piano Nghiêm Phú Phi” là Ngọc Thủy được đặc-biệt nhạc-sư và danh-cầm
Nghiêm Phú Phi, nguyên Giám-đốc Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn,
đánh đệm cho một cách rất lả lướt chỉ ít lâu trước khi ông mất. Tưởng cũng cần
nhắc, trong một đời dành cho âm-nhạc, nhạc-sĩ Nghiêm Phú Phi đã từng viết nhạc
đệm cho hơn 1000 bài tân-nhạc VN như trong nhiều bài mà ta nghe rất quen thuộc.
Nhìn
vào bìa sau của CD “Nhạc Tình Xa Xứ,” ta không khỏi gặp một sự bất ngờ thú vị:
Tổng-phát-hành cho CD này là Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ (ĐT: 703
525-4538, E-mail: canhnam@dc.net), một
cơ-sở xuất bản sách đã có mặt ở vùng Thủ-đô từ hơn 1/4 thế-kỷ nay. Và đây hình như là cái CD nhạc đầu tiên do Tổ
Hợp phát hành.
Nguyễn Ngọc Bích
Viết
xong đêm mồng 4/I/2011
Khu
Đồng Xuân
Bang Trinh Nữ, Hoa Kỳ
Quốc
No comments:
Post a Comment