CỔ PHẦN HÓA GIAN,
HAY TIÊU TÁN TÀI SẢN CỦA DÂN!
Trần Nguyên Thao
Hanoi đề xướng
cổ phần hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) từ năm 1991, đến nay gần 24 năm. Thời
gian dài đó, trên bốn ngàn doanh nghiệp gồm các Tập Đoàn, Tổng Công Ty và Công
Ty nhà nước hầu hết làm ăn thua lỗ, nợ chồng chất, gian dối đủ mặt... Nhưng Cộng
đảng vẫn muốn nắm chặt các “miếng mồi” béo bở này. Chỉ khi tình thế thúc ép phải
thay đổi hay bị áp lực phần lớn từ nước ngoài gia tăng, thì Hanoi mới hâm hâm
nóng việc bán đi các “mảng khó nuốt” trước. Từng có tiếng nói từ người nước
ngoài tố cáo “cổ phần hóa gian” (sang cổ phần cho chủ mới cùng băng nhóm). Ngay
cả khi âm mưu này đem ra thực hiện; cũng có nhiều khó
khăn vì mâu thuẫn về lợi ích
chính trị chằng chéo và cơ
cấu sở hữu DNNN rất phức tạp.
Vào
lúc Hanoi khơi lại đợt ba cổ phần hóa này, chuyên gia trong nước đã gióng lên lời
cảnh báo “... đây là tài sản của dân, nếu bị tiêu tán bất hợp lý thì phải
có người chịu trách nhiệm”.
Đã ba đợt ồn ào về cổ phần hóa DNNN, kể từ năm 1991.
Nhưng đợt thứ hai, sau khi vào WTO, năm 2007, thay vì phải mạnh mẽ cải tổ và thay đổi cách quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh,
Hannoi lai mở rộng quyền đầu tư của
các DNNN để các tập đoàn này lần đầu tiên tham gia hoạt động đầu cơ vào
nhà đất, chứng khoán ngoài ngành, chứ
không phải các lĩnh vực chuyên môn do các tập đoàn đó phụ trách.
Quyết
đinh cho DNNN vừa nói của Cộng đảng đã tạo ra tại Việt Nam một xã hội giầu
nghèo quá cách biệt. Một bên là giới cầm quyền và phe nhóm của họ nhờ đầu cơ
nhà đất và cưỡng chiếm tài sản của dân mà giầu lên quá nhanh. Bên kia là những
người bị cưỡng bức, nạn nhân mất tài sản, lao động đầu xuống trôn lên, buôn
thúng bán bưng suốt ngày cũng chỉ mong kiếm được từ 1 đến 2 Đôla.
Theo
ước tính của Knight Frank, công ty tư
vấn địa ốc đặt ở London, nói trong Báo cáo Thịnh vượng 2015 rằng, số người
siêu giàu chỉ riêng ở Saigon, năm 2014 là 116 người, sẽ tăng lên thành 300 người vào năm 2024. Tài
sản thấp nhất của người siêu giầu ở Việt Nam là từ 30 triệu Đôla.
Nay
trên 1000 cơ quan truyền thông của đảng được lệnh đánh bóng lại câu chuyện cổ
phần hóa DNNN để dụ các con gà ham ăn háu đá. Nhưng các nhà đầu tư lớn không phải
dễ dụ, họ vẫn đang ngắm nghía, chê bai “vô luật lệ, không minh bạch, nợ xấu
tràn ngập, giá quá đắt, quyền làm chủ lại không có”. Các điểm bị chê bai này được
diễn giải như là, nhà đầu tư đang nhận ra một cái “bẫy ăn cướp” kiểu mới khoa học,
văn minh hơn so với sau năm 1975 do Hanoi từng trấn lột dân chúng Miền Nam Việt
Nam bằng chiến dịch “đánh tư sản mại bản”.
Dư
luận cho rằng, Hanoi đang bầy gian kế để các nhà đầu tư, nhất là ngoại quốc nản
lòng. Sau đó, mới sắp đạt để sang cổ phần cho các công ty “tư nhân giả hình - nằm
cùng băng đảng”. Về điểm này, ông Martin
Gainsborough, khoa học gia chính trị của Đại học Bristol ở Anh phanh phui, chỉ mặt rất sớm,
ngay từ đầu tháng 12 năm 2011 và được BBC dẫn lời :“các doanh
nghiệp tư nhân được
Hannoi bầy ra tại Việt Nam
bây giờ, đều có liên kết với nhà nước theo một kiểu nào đó, ví dụ
như thông qua việc kết nối với các công ty nhà nước, ngân hàng thương mại nhà
nước, các hợp đồng nhà nước hoặc các giao dịch đất đai từng được "cổ phần
hóa”.
Tổng
số DNNN theo số liệu chính thức là 4715 gồm đủ loại. Trong số đó, có 637 DN chờ
giải thể, 210 DN không xác minh được (*). Vietnam Report mới công bố bảng xếp hạng “VNR500 - Top 500” doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(PetroVietNam – PVN) tiếp tục đứng vị trí số 1 trong 7 năm liên tiếp. Tập đoàn này cũng dẫn đầu
nợ khó đòi trị giá đến 2.856 tỹ đồng. Nợ của khu vực DNNN đã tương đương 53% tổng
nợ của cả nền kinh tế. Trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước chỉ sản xuất ra
32% GDP. Tổng số nợ trong nền kinh tế Việt Nam được giới chuyên ngành ước tính
lên đến 303 tỷ Đôla, bằng 164% GDP Việt Nam. Trong khi Cộng đảng thì nói nợ
công của Việt Nam là 47.5% vẫn ở mức an toàn cho phép; còn Quốc Hội VC lại nói
là 64%, đã quá mức an toàn cho phép! (**)
Báo cáo kinh tế của tòa đại sứ Anh phân
tích : "54% các DNNN được điều hành bởi chính quyền địa
phương, 27% dưới sự chỉ đạo của các bộ ngành và 19% được xếp vào nhóm “tập đoàn
kinh tế và các tổng công ty”."
Thống
kê chính thức của Hanoi cũng cho thấy, trong tổng số DNNN đang hoạt động, chỉ
có 11 DN được xếp vào loại “công khai minh bạch thông tin” như các doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khoán. Còn lại đến 99% được coi như gian dối, và
là những "con nợ khó đòi" của hệ thống ngân hàng!
Đợt
3 cổ phần hóa khởi sự năm 2013, và
cho đên nay có lúc gần như tắt lịm, nay đang được Hanoi cho hâm nóng, theo đó,
trong các năm 2013, 2014 và 2015 sẽ cổ phần hóa 432 DNNN. Nhưng cho đến nay chỉ có 71 DNNN đã cổ phần
hóa. Chưa thấy kết quả vận hành ra sao.
Trong năm nay, Hanoi nói là sẽ có 280 DNNN - chủ yếu
là các Tập Đoàn Kinh Tế sẽ chào bán cổ phần ra công chúng. Tuy nhiên, triển vọng
để thực hiện được đúng mục tiêu này vẫn khiến giới phân tích hoài nghi.
Báo tuổi Trẻ nói là, dù cho nhà nước có hoàn thành được mục
tiêu là cổ phần hóa hết các Tổng Công Ty, hay tập Đoàn Doanh Nghiệp thì về thực
chất vẫn là “bình mới rượu cũ” khi mà người quản trị doanh nghiệp vẫn không
thay đổi. Nhà nước cũng vẫn nắm giữ số cổ phần rất cao 51%, 65%, 75%, thậm chí
97%”.
Hanoi
ra chỉ thị các doanh nghiệp phải bán các cổ phần đầu tư ngoài ngành, rút vốn về
đầu tư đúng chỗ, tiếng trong nước gọi là “thoái vốn”. Chỉ tiêu thoái vốn năm
2014 là 20 ngàn tỷ đồng, nhưng hết năm DNNN chỉ lấy vốn về được 3.5 ngàn tỷ.
Tiến
sỹ Lê đăng Doanh cáo giác rằng, việc cổ phần
hóa DNNN
tại Việt Nam không dựa
vào luật lệ căn bản nào. Các nước khác đều
có luật về quá trình cổ phần hóa. Thậm chí có các doanh nghiệp cổ phần hóa mà
có ý nghĩa đặc biệt lớn thì phải có luật riêng cho doanh nghiệp đấy.
Ông Kevin Snowball, Giám Đốc Điều
hành Quỹ Tài sản PXP Vietnam, than
phiền rằng, “Việt Nam giới hạn mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở
mức tối đa là 49% cổ phần cho thấy là Việt Nam chưa sẵn sàng để cho thị trường chứng
khoán vận hành theo cách mà đáng ra phải vận hành như tại những nơi khác.
Luật
Việt Nam hiện hành giới hạn mỗi nhà đầu tư ngoại quốc được làm chủ tối đa 30% cổ
phần của một công ty. Đối với các DNNN là ngân hàng thương mại đang trong giây
phút “lâm chung” Hanoi cho nhà đầu tư nước ngoài mua tối đa 49% cổ phần.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan công khai cảnh
giác rằng : “chất lượng
quản trị lẫn tính minh bạch của DNNN chưa được cải thiện. Nói là tài sản nhà nước, nhưng thực chất đây là tài sản của
dân, nếu bị tiêu tán bất hợp lý thì phải có người chịu trách nhiệm”.
Đầu
tháng 3, cựu Thủ Tướng Anh Quốc, ông Tony Blair đã đồng chủ tọa một cuộc hội thảo
"Vai trò mới của DNNN trong nền kinh tế, kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam”.
Sau
cuộc hội thảo, Ông Blair đã gặp Ông Nguyễn tấn Dũng, Thủ Tướng VC và bày tỏ quan điểm thẳng thắn mang tính xây dựng về vấn đề cải cách kinh tế Việt Nam. Ông Dũng hứa sẽ tiếp tục hợp tác và mong đợi những ý kiến tư vấn của
ông
Blair.
Đầu
năm 2013 , ông Blair đã lập công ty Tony Blair Associates,
văn phòng đặt cạnh Bộ Kế Hoạch Đầu Tư và đã có tham vấn, đóng góp ý kiến về các văn bản cổ phần hóa.
Gần đây đại diện Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund) IMF đã đưa ra đề nghị, Việt Nam nên để cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài ngồi trong hội đồng quản trị để
có thay đổi về nhân sự, thay đổi về quản trị doanh nghiệp thì mới có thể cải
thiện hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.
Hanoi
luôn nhắm mục tiêu “cổ phần hóa DNNN nhưng kinh tế phải nằm trong tay đảng”. Theo đó, "doanh nghiệp nhà nước vẫn là
nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật
chất quan trọng để nhà nước
định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô". Giải
pháp này làm cho doanh nghiệp tư khó tồn tại vì mất hẳn tính bình đẳng trong
kinh doanh, nhưng lại giúp Cộng đảng dễ tham nhũng hơn.
Chiến
lược “Kinh tế Thị Trường theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa” cho đến nay đã 40
năm, dù có ngụy trang tài tình, nhiều phen “đổi chiêu vơ vét” cũng vẫn đi vào
phá sản.
Trần Nguyên Thao
March
2015
(*) Số liệu của Tổng Cục Thống Kê Việt
Nam.
(**) Chủ tịch
Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng hôm
12 tháng 3, công khai nói rằng, thống kê Việt Nam không không minh bạch mà nguyên nhân do điều ông gọi là “gần 100% điều khoản
giao cho Thủ tướng và Chính phủ quy định. Ví dụ như cách tính GDP của ta rất lơ mơ, không biết thế
nào mà lần. GDP là con số thống kê quan trọng nhất của đất nước nhưng cũng
không chính xác.”