ĐÔI LỜI KẾT
Người viết vẫn còn nhớ khi còn ở
trong tù cải tạo, mỗi khi muốn phát biểu ý kiến thì phải xác nhận lập trường của
mình trước: « Tôi xin đứng về phía nhân
dân và nhà nước… » Điều đó có
nghĩa là anh muốn nói gì thì nói, đả kích hay ca tụng, nhưng luôn luôn phải đứng
trên lập trường của nhân dân. Mà nhân dân tức là Đảng và Nhà Nước. Đi ngược lại
cái cốt lõi, huyết mạch đó là không được. Mác đã nói: « Tôn giáo là thuốc phiện
mê hoặc con người », là « kẻ thù của nhân dân » thì phải hiểu là tôn giáo không
có chỗ đứng nơi đảng cộng sản. Cứ nhìn việc làm của họ thì hiểu ý họ. Đừng nghe
những gì cộng sản nói. Đừng hy vọng đối thoại với cộng sản để có thể cải hóa họ.
Họ thả chỗ này, xiết chỗ kia. Đương kim TT Nga Vladimir Putin nói :
« Kẻ nào tin lời cộng sản nói là
không có cái đầu ; kẻ nào làm theo lời cộng sản là không có trái tim. »
Cựu tổng thống Nga Sô Yetsin, một đảng viện cộng sản nòng cốt kỳ cựu đã tuyên bố
: « Cộng sản không thể thay đổi được, chỉ
có phế bỏ nó đi mà thôi ».
Vậy thì muốn sống với cộng sản, hòa
giải với cộng sản để giữ đạo và hành đạo, người Kitô hữu chỉ có thể dùng trí
thông minh, sự khôn ngoan và niềm tin cương quyết của mình mà quyết định, như
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã nói: «Hợp
tác nhưng đề kháng ».
Đồng thời chúng ta cũng phải cầu
nguyện như một giám mục Việt Nam đã nói : Đứng trên quan điểm loài người mà xét
thì thật đáng thất vọng. Chúng ta hãy cầu nguyện và ước gì lời nguyện cầu của
chúng ta được thể hiện bằng những hành động cụ thể [19].
Bổn phận của Giáo Hội, của mục tử và
giáo dân là rao truyền Tin Mừng, cải tạo xã hội để giúp con người biết thương
yêu nhau như Chúa đã dạy. Muốn vậy thì công bằng và công lý phải được thực hiện.
Để xã hội có công bằng và công lý thì chính quyền cần phải có luật pháp phân minh
và luật pháp phải được thi hành một cách công bằng.
Xã hội nào vẫn còn cảnh người bóc lột
người, kẻ có quyền hà hiếp người yếu thế thì ở đó vẫn còn cảnh bất công, không
có công lý và công bằng.
Tôn giáo cần phải phối hợp với chính
quyền, giúp chính quyền, thúc đẩy chính quyền bằng mọi cách để thực thi công bằng
và công lý để biến cải xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, nghĩa là khi chính quyền
đi ngược lại lòng dân, làm điều thất đức, gây cảnh bất công trong xã hội thì
tôn giáo / người Kitô hữu có bổn phận lương tâm phải lên tiếng yểm trợ những kẻ
cô thế bị hà hiếp (20], bởi lẽ loan báo Tin Mừng không phải là
chỉ phục vụ phần hồn mà bỏ quên phần xác, cũng không phải chỉ quan tâm đến ơn cứu
độ cá nhân mà bỏ qua những thực tại xã hội trước mắt [21].
Đó mới chính là sống Phúc Âm giữa
lòng dân tộc một cách thực tế và cần thiết, không lý thuyết viển vông. Đạo và Đời
không thể tách lìa nhau ở điểm này. « Sống chung » với cộng sản không
có nghĩa là « chung sống », hòa đồng sống như người cs gian trá và
mưu sỉ. Thiện không thể chung sống với ác. Người ta sống không phải bằng cơm gạo,…
nhưng bằng lời Thiên Chúa (22). Muốn xã hội và Giáo Hội Việt Nam tốt đẹp, thoát
khỏi những tàn tích xấu do cs đã và đang hoành hành, người công giáo, đặc biệt
giới lãnh đạo, HĐGM, tất cả mọi người đều phải sống lời Chúa bằng hành động thực
sự, cương quyết nói lên sự thật, điều sai trái để sửa chữa dù có bị áp lực, đe
dọa, cực hình, dụ dỗ đầy mưu mô thâm độc (23).
Nói đến sự thật, chúng ta cần đặc biệt
chú ý và cẩn thận. Ở Việt Nam người ta sợ
không muốn nhắc đến tên những vị tử vì đạo, đã dám tranh dấu vì niềm tin để bảo
vệ Giáo Hội mà bị hành hạ, chịu chết trong ngục tù hoặc một cách mờ ám. Họ giữ
yên lặng, không muốn nhắc đến tên TGM Nguyễn kim Điền, HY Trịnh như Khuê, cha
chính Nguyễn văn Vinh v.v. nại cớ vấn đề tế nhị hay nhậy cảm. Tại sao ? Vì
nhắc đến tên những vị đó là đụng vào cái ác của người cs như dụng vào tên húy vậy.
HY Bonizac bình luận: con cái của dối trá đã thu nhặt từng mảnh vụn, yếu tố nhỏ
của « bức màn », lợi dụng nó để ẩn náu, làm thành một lớp sương mù
bao phủ sự thật về cả cá nhân lẫn tổ chức. Nhờ bức màn đó người ta reo mầm mống
chia rẽ và nghi kỵ. Người công giáo chúng ta cần sự thật, vì Chúa là: « Đường
và là Sự Thật » . Nếu ta tránh sự thật thì còn đâu là con Chúa. Trong cải
đỗi xã hội, giới trẻ phải là ưu tiên. Họ cần được giúp đỡ, hướng dẫn để nhận biết
ra sự thật của lịch sử và luôn luôn ghi nhớ trong tâm khảm tên tuổi và tiểu sử của những vị đã vì
Niềm Tin, vì Chúa, vì Con Người mà hy sinh mạng sống. Thật vô lý lấy tên vị
thánh tử đạo đặt tên cho một nhà thờ, xứ đạo hay một cơ sở mà lại không dám nhắc
đến tên những vị cũng là tử vì đạo. Phải cương quyết thoát khỏi cái vòng kim cô
đó mà cộng sản, con cái của dối trá, gian manh đã đặt vào cổ chúng ta, mà nói
cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ sự thật của lịch sử.
Đừng để tình trạng ngăn cách con người
với con người, và con người với Thiên Chúa tiếp tục xẩy ra.
Nguyễn Tiến Cảnh
Fleming Island, Florida
April 4, 2016
[1] .Việt Nam, tuy đã mở
cửa phần nào về kinh tế và tôn giáo, bức màn sắt không còn, nhưng cốt lõi vẫn
còn cộng sản. Tuyên bố cho Tự Do Dân Chủ nhưng vẫn áp dụng độc tài toàn trị. Do
đó ta có thể coi VN vùa là nước cộng sản vừa là nước hậu cộng sản. Vì vậy việc
tìm kiếm phương cách xây dựng một Giáo Hội đích thực quả là khó khăn, đòi hỏi
những nhận xét thật sâu sắc, khôn ngoan và hành động thật cương quyết.
[2] .Đức HY Stepinac là một TGM có tinh thần
quốc gia mãnh liệt, chống cả Phat Xít và CS một cách quyết liệt, không nhân
nhượng. Ngài bị CS Hung bắt tù khổ sai 15 năm. CS từ xưa và cả ngay bây giờ vẫn
cố né tránh không nhắc đến tên ngài. Chẳng lạ gì ở Việt Nam, người ta cũng rất
sợ, cố gắng né tránh khỏi phải nhắc tới một Đức Cha Nguyễn kim Điền, một HY
Trịnh như Khuê, một cha chính Nguyễn văn Vinh của Hanội, một thày giảng Quế ở
xứ Đoài, thày giảng Lung ở Ngọc Đồng, Hưng Yên v.v….
(3]
Người Việt Nam tỵ nạn chính trị CS ở hải ngoại có dựng một bia đá để ghi nhớ
những thuyền nhân đã chết trên đường vượt biên ở Nam Dương, nhưng đã bị nhà cầm
quyền CSVN dùng ngoại giao áp lực chính phủ Nam Dương phải phá bỏ đài tưởng
niệm đó trong khi họ vẫn kêu gọi xóa bỏ hận thù để hòa giải dân tộc xây dựng
đất nước.
[4] Người Saigon, Internet
[5] Phúc âm Matthew 4: 10
(6) Sách Pham Hân
Quynh : Con người-Sự kiện-Giai thoại, 2012. tr.93-95
(7) Phaolo Lê đức Trọng: Chứng Từ của một Giám
Mục – 2009
(8)
Phát biểu của TGM NGÔ QUANG KIỆT tại cuộc họp UBND thành phố Hanoi ngày
20-9 2008: Trước hết ông Chủ Tịch có nói
rằng UBND thành phố đã tạo rất là nhiều điều kiện cho GHCG trong những năm qua,
nhất là dịp lễ Noel…Chúng ta phải công nhận trong những năm gần đây có nhiều
điều kiện.Tuy nhiên khi như thế, khi nói tạo điều kiện, vẫn còn mang cái tâm lý
Xin-Cho, tức là cái này là ân huệ tôi ban cho anh đấy. Nhưng cái tôn giáo là
cái quyền tự nhiện con người được hưởng. Và nhà nước vì dân, cho dân phải có
rách nhiệm tạo cái điều kiện đó cho người dân
chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là
quyền chứ không phải cái ân huệ Xin-Cho…..
[9] PHAM HÂN QUYNH:Con người-Sự kiện-Giai thoại-
tr. 93-95): Đức Cha Trịnh như Khuê và cha Quynh, thư ký, đã gặp Thủ Tướng Phạm
văn Đồng và Thủ Tướng đề nghị lập Ủy Ban Liên Lạc giữa nhà nước và Giáo Hội.
Thủ Tướng đã chỉ định Luật sư Nguyễn thành Vĩnh, một người Nam tập kết làm đại
diện cho chính quyền. Đức Cha Khuê không đồng ý, muốn người đai diện phai là
người ngoài công giáo. Cuối cùng, nhà nước tự mình tổ chức thành lập Ủy ban
liên lạc những người công giáo yêu tổ quốc yêu hòa bình, gồm các linh mục Vũ xuân
Kỷ, Nguyễn tất Tiến và hai linh mục tập kết ra Bắc là Hồ thành Biên và Võ thành
Trinh.
[10] Linh mục NGUYỄN HỮU LỄ: Bút ký TÔI PHẢI
SỐNG, trang 19. Đức GM Trịnh như Khuê bị giam lỏng, cô lập trong tòa giám mục
hơn 20 năm. Hàng ngày ngài đi bách bộ đọc kinh trên sân thượng, vết chân ngài
đi nhiều đến nỗi đã tạo thành một đường mòn in hằn trên gạch. Sau 1975 ĐC Khuê
được đi Roma và Pháp. Lần thứ hai đi Roma lãnh chức Hồng Y, khi trở về nước qua
ngả Moscov về tới Hanội thì ngã bệnh và chết một cách mờ ám, mặc dù trước đó
ngài rất khỏe mạnh, không bệnh hoạn.
[11] Tài liệu Nguyễn văn
Lục
[12] Đại Úy Kiều duy Vĩnh kể lại là ông bị giam
tại trại Cổng trời 15 năm. Trong số hơn 60 người theo đạo Thiên Chúa Giáo bị
bắt giam tại đây, từ linh mục đến giáo dân đều bỏ mạng tại đây. Không có ai trở
về. Đặc biệt có cha Nguyễn văn Vinh, người nổi tiếng vì chống đối Đại tứong De
Lattre De Tassigny trong việc xếp chỗ ngồi tại nhà thờ lớn Hanội. Tất cả những
người công giáo trên đều bị kỷ luật đưa vào giam ở hang đá, trong đó rất lạnh,
không ai có thể sống sót sau một tuần lễ (Ký Ức của Kiều duy Vĩnh). Ông Vĩnh
trước khi qua đời đã trở lại đạo công giáo.
(13) Lm Mai Xuân Hậu. Hồi Ký CHÚA GỌI.
tr.68-71.
[14] Phúc Âm Matthew 26: 41.
[15]
HY PĐT kể lại.
(16) Lm
VHT kể lại HY Phạm minh Mẫn đã có lần sang Hoa Kỳ quyên tiền về giúp các cha
hưu dưỡng được gần 1 triệu dollars, nhưng sau này hỏi đến thì nói là bị thất
thoát vì kinh doanh. Kinh doanh đầu tư
hay đã nộp cho ai thì chỉ có Chúa biết.
(17) Nhà hưu dưỡng các linh mục gốc địa phận Hanoi ở Ngã Sáu Chợ Lớn bị Huỳnh
công Minh đòi lấy để xây cư xá cho nữ sinh viên thời Lm Mai xuân Hậu về huu và
làm quản đốc. Nhưng các cha già nhất định không chịu di dời đi chỗ khác.
(18) PHẠM HÂN QUYNH: Con người-Sự kiện-Giai
thoại-2012. Tr. 244
[19] ĐMT. Chính sách đàn áp Kito giáo hiện nay
tại Việt Nam
[20] Phúc âm Luca 10: 29-37
[21] Học Thuyết Xã Hội Công Giáo số 62.
(22) Phúc âm Mathew 4: 4-7).
(23) Thư gửi Giacobe 2:14-26
No comments:
Post a Comment