Sydney
(VanHoaNBLV) – Nhân dịp Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt viếng thăm Sydney,
chúng tôi có dịp ghi lại một số hình ảnh và sinh hoạt tại đây trong chuyến viếng
thăm Opera House, khởi đầu là chuyến đi từ Blacktown đến Bến phà Parramatta, kế
đến chúng tôi đi theo chuyến phà Rivercat dọc theo sông Parramatta để đến
Circular Quay.
Lac Viet Humanistic Culture
Sunday, December 31, 2017
VIẾNG THĂM SYDNEY, ÚC CHÂU – TUYẾN ĐƯỜNG TỪ BẾN PHÀ PARRAMATTA ĐẾN CIRCULAR QUAY /P2
Friday, December 29, 2017
TẠ PHONG TẦN – CƠM CHIỀU KHO CÁ LÒNG TONG
Little
Saigon (VanHoaNBLV) – Người
miền Tây Nam bộ có câu hát vui rằng: “Chèo ghe bán cá lòng tong, mũi chảy lòng
thòng chẳng có ai mua”. Ghe là một loại xuồng lớn, thân rộng và bầu, mũi thấp,
thường dùng để vận tải lúa gạo, củi trên sông. Còn cá lòng tong thì lại nhỏ xíu
bằng đầu đũa, chẳng ai lấy ghe mà chở cá lòng tong bao giờ, làm gì có nhiều cá
lòng tong đến mức phải chở bằng ghe. Mũi chảy lòng thòng thì đích thị là mấy
đứa con nít “thò lò mũi xanh” làm chuyện “ruồi bu kiến đậu”, hổng ai mua là
đúng rồi.
Nhà báo Tạ Phong Tần cho biết thêm: “… Hồi nhỏ, tôi hay nghe bà ngoại nói: “Hồi trẻ tao mê coi hát,
hổng có tiền mua vé ngồi ở trên, mua được vé ngồi ghế hạng cá kèo là mừng húm”.
Hạng ghế cá kèo là hạng bét nhứt, thấp nhứt, ngồi ở tầng hai mà còn xa biệt
dục, nhìn lên sân khấu thấy nghệ sĩ đi tới đi lui nhỏ xíu như con búp bê, người
xem không thể nhìn rõ mặt. Cá kèo đã bị coi là nhỏ rồi, nhưng con cá kèo còn bự
hơn con cá lòng tong gấp mấy lần nữa. Con cá lòng tong nhỏ bé như thế, nên mới
có câu ca: “Thiếp như con cá lòng tong/ Đói đem kho quẹt đỡ lòng trống không”.
Cư dân mạng còn lưu truyền câu chuyện khôi
hài về cái sự “nhỏ” của cá lòng tong như sau: “Ông Tý (mới đi bộ đội về) gắp một
mớ cá lòng tong kho tiêu vào chén. Ông hỏi:”Cá nầy là cá gì mà ngon quá. Kho
tiêu cay, ăn thấm miệng”. Bà chị dâu ông cười và trả lời: “Đây là cá lòng tong”. – “Cá lòng tong là cá
gì?”. – “Là một loại cá voi, đã được sống trong xã hội chủ nghĩa lâu năm”.
Nghe nói ở miệt sông Tiền, sông Hậu nước ngọt,
khi mùa nước nổi bắt đầu dâng ở đầu nguồn ngập các bờ bãi ven sông là thời điểm
bắt đầu của mùa cá lòng tong. Mùa này kéo dài cho đến cuối năm âm lịch. Để bắt
cá lòng tong, người ta đào một cái ao rộng khoảng mười mét vuông, mở một cửa có
rãnh nhỏ, ngắn dẫn ra sông (hoặc kênh, rạch). Nơi rãnh tiếp giáp kinh, rạch được
chặn lại bằng một tấm lưới cứng mắt dày hoặc tấm phên tre. Khi nước lớn, người
ta rút tấm lưới (phên tre) lên, nước vào đầy ao thì hạ tấm lưới (phên tre) xuống.
Khi nước ròng rút ra ngoài thì cá bị giữ lại trong ao, chỉ việc dùng vợt lớn để
xúc hay dùng tấm vải mùng lớn, hai người cầm hai bên lội dưới ao kéo qua một
cái là cá dính vào đầy tấm vải.
Quê tôi vốn sát bờ biển, các con sông, kênh đều
có hai mùa nước lợ và nước mặn. Nước sông chỉ ngọt khi đầu mùa nước nổi, mưa thật
lớn, nước tràn trề từ sông Tiền sông Hậu đổ về thì nước mới ngọt được vài ngày.
Đây cũng là lúc các loại cá đồng, trong đó có cá lòng tong từ thượng nguồn trôi
xuống tấp vô các ao hồ, đồng ruộng rồi sống luôn ở đó, chớ trôi ra sông gặp nước
mặn từ cửa biển ập vào là lòng tong sống hổng nổi. Vì vậy mà cách bắt cá lòng
tong quê tôi cũng khác hơn thiên hạ…”
TẠ PHONG TẦN – CHÁO RẮN HỔ HÀNH
Little
Saigon (VanHoaNBLV) – Miền
Tây Nam bộ từ thời khai hoang lập ấp cách đây hơn 300 năm vốn được coi là xứ
“trên cơm dưới cá”, dân tình làm chơi chơi mà ăn thiệt. Loài vật sinh sôi nảy
nở tự nhiên, thứ gì cũng nhiều thiệt nhiều. Phàm con gì sống lâu, sống dai quá,
người ta đồn nó khôn ngoan đến mức thành tinh (yêu tinh), nên mới có câu vè: “Muỗi
kêu như sáo thổi/ Đỉa lội tợ bánh canh/ Cỏ mọc cọng thành tinh/ Rắn đồng đà
biết gáy”. Rắn mà biết gáy là ý nói con rắn nó lớn, nó già như thế
nào rồi.
Nhà báo Tạ Phong Tần cho biết thêm: “…Cách đây 20 năm, tôi theo đứa em bà con chú bác về quê miệt
Cà Mau chơi. Thấy nhà nó sáng sớm đã nấu nồi cơm bự tổ bố trên bếp rồi ủ tro
nóng để đó. Nó lấy cái giỏ tre đeo lên lưng, bước ra cửa vừa đi vừa nói: “Chế ở
nhà coi chừng nhà. Tui đi kiếm món gì về ăn cơm”. Tôi nhìn quanh thấy nhà nó
đâu có món gì quý giá phải “coi chừng” đâu, trừ ba bốn con chó vàng, chó đen
ngồi chồm hổm trước hàng ba. Tôi hỏi nó: “Kiếm ở đâu dị? Tao đi với”. Nó nói:
“Tui đi bắt đẻn, rắn gì cũng được, bắt được con nào xào con nấy”. Ý trời, nghe
nói đẻn là phát ớn, thôi không đi nữa. Quả thật, nó đi chừng 30 phút thì trở về
thảy giỏ xuống đất cái ạch, trong giỏ đã có 3-4 con đẻn bự bằng cườm tay da rằn
ri trắng đen nằm cuộn quấn xà nùi với nhau. Nó lôi ra nấu nước sôi làm thịt,
rồi chặt khúc kho tương ăn với chuối ghém bóp giấm đường. Nó nói: “Ở đây không
có đi chợ mỗi ngày đâu. Sáng nay ăn đẻn, trưa lấy mắm chua trong khạp ra ăn đến
chiều. Mai tui đi nhổ mấy cần câu cắm bắt cá lóc đem về nấu canh chua”.
Người
“yếu bóng vía” thấy rắn là sợ chạy mất dép. Rắn có loại lành cắn không chết,
loại độc cắn chết ngay hoặc vài ngày sau mới “theo ông theo bà” nếu không cứu
chữa kịp thời. Bề ngoài rắn cũng không dễ thương chút nào. Nếu không phải là
tay chuyên bắt rắn, thì không ai dám nói mình thích con rắn như thích gà, thích
vịt hay thích trâu, heo, chó, mèo… Dân Cà Mau kêu rắn biển là đẻn. Con đẻn nhìn
hình dạng nó còn xấu xí hơn con rắn nữa, mà nó cũng độc hơn rắn nhiều. Có người
đi lặn biển bắt cá, rủi gặp phải đẻn mà phản ứng không kịp, nó cắn cho một
phát, khi lên tàu một lúc đã lăn đùng ra chết mà tàu còn chưa kịp về đến
bờ. Tôi hỏi nó: “Sao mày không bắt rắn hổ về nấu cháo ăn”. Nó nói: “Tháng
này chưa tới mùa gặt lúa, chuột đồng chưa ra nhiều, khó bắt rắn lắm. Rắn hổ là
chúa bắt chuột đồng đó”.
Xứ này, nông dân muốn ăn rắn chịu
khó săn lùng một chút là kiếm được dễ dàng. Không phải mùa chuột đồng, thức ăn
khan hiếm, rắn thường vào chuồng gà bắt gà, vịt ăn. Riêng về rắn hổ đã có nhiều
loại là hổ đất, hổ mây, hổ ngựa, hổ hành. Rắn hổ hành nấu cháo đậu xanh là ngon
nhất…”
Wednesday, December 27, 2017
TẠ PHONG TẦN GIỚI THIỆU CHƠI ĐÈN GIÁNG SINH MỘT SỐ NHÀ DÂN LITTLE SAIGON, QUẬN CAM
Little
Saigon (VanHoaNBLV) - Mỗi Giáng sinh về là dịp một số công dân quận Cam, Nam
California lại khoe tài khéo léo của mình bằng nhiều cách trang trí đèn màu rực
rỡ quanh nhà đón Ông Già Noel- Santa Claus.
Truyền thuyết cho rằng
ông già Noel sinh sống tại Bắc Cực với những người lùn. Ông dành đa
số thời gian để chuẩn bị quà, đồ chơi cho trẻ em với sự giúp đỡ của những chú
lùn. Vào dịp Giáng Sinh, ông nhận được rất nhiều thư từ trẻ em khắp thế giới.
Và mỗi đêm Giáng Sinh, ông lại bắt đầu cuộc hành trình của mình
với cỗ xe kéo bởi chín con tuần lộc để mang quà và đồ chơi
cho các thiếu nhi.
Ngày nay, người ta chấp
nhận Ông già Noel là hóa thân của Thánh Nicolas ở thành
Myra (280 - 343), Thổ Nhĩ Kỳ. Thánh Nicolas sinh thời là Giám mục
Nicolas. Thánh Nicolas là ông lão có râu, tóc màu trắng, trang phục là quần áo
đen, cỡi lừa và chỉ có áo choàng màu đỏ.
Sunday, December 24, 2017
TẠ PHONG TẦN – NHỚ MỘT THỜI BÁNH DỨA
Little
Saigon (VanHoaNBLV) – Trong những bài viết do Tạ Phong Tần viết
đã đăng báo về Văn hóa ẩm thực của người Việt
Nam, bài “Nhớ Một Thời Bánh Dứa” là bài đầu tiên mà Nhà báo Tạ Phong Tần chọn để
thu hình và diễn đọc nó trong loạt video “Tạ Phong Tần – Hương Vị Quê Nhà” trên
Channel VanHoaNBLV1.
Nói
về mùi vị và lịch sử của bánh dứa Nhà báo Tạ Phong Tần viết: “…Tôi đọc nhiều
thơ, nhiều tác giả, tôi vẫn thích nhất đọc thơ Nguyễn Bính. Ở tác giả Nguyễn
Bính, mỗi lần đọc lên, tôi ngửi thấy cái không khí lành lạnh, ẩm ướt, trong trẻo
của sương sớm, cái mùi thơm nồng nồng ngai ngái vừa đăng đắng cay cay ngòn ngọt
của cỏ non, cái thơm của hột lúa mới vừa ngậm sữa, của hoa dại… trên cánh đồng
bao la bát ngát vào lúc mặt trời len lén bò lên đường chân trời ở phía xa xa.
Túm lại nó là một thứ vô hình được người đời đặt cho cái tên là “hương đồng cỏ
nội”.
Chuyện
ngửi thơ, ngửi văn chẳng liên quan gì đến chuyện bánh trái nếu nó không cùng
lúc “đại hội anh hùng” trong một đứa như tôi. “Bởi các lẽ trên” (nói theo kiểu
quan tòa), tôi cũng thích thưởng thức các loại bánh trái đơn sơ, mộc mạc, thơm
mùi nếp mới, gạo mới của bà Tư hàng xóm. Thích hít lấy hít để từng cái bánh dứa
mới tinh khôi vừa hình thành từ bàn tay khéo léo của bà Tư, giống như thích đọc
thơ Nguyễn Bính vậy.
Xin
nói rõ ngay từ đầu để bà con cô bác khỏi hiểu lầm, món tôi sắp giới thiệu ra
đây cho bà con thưởng thức là bánh dứa (dấu sắc), không phải bánh dừa (dấu huyền).
Mặc dù bánh này không có chút chi liên quan dây mơ rễ má, họ hàng gì với trái dứa
(khóm, thơm) hết, nhưng “y ta” vẫn cứ thản nhiên mang tên “dứa” ít nhất cũng
hơn một thế kỷ mà không hề động đậy cắn rứt lương tâm chút nào. Bằng chứng là
cho đến ngày hôm nay “y ta” vẫn cứ là “bánh dứa”, không thấy “y ta” tự mình nộp
đơn hay ủy quyền cho ai đó làm đại diện tiến hành thủ tục xin cải chính tên gọi.
Ấy là tôi hàm hồ đoán thế, có thể “y ta” còn già tuổi hơn nhiều, biết đâu “y
ta” được “khai sinh” cách đây 300 năm, thời khai hoang lập ấp ở miền Tây Nam bộ?.
Tôi đến tuổi ăn được bánh thì tôi đã thấy sự hiện diện của “y ta” rồi…”
Saturday, December 23, 2017
NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH PHONG CẢNH VN TRONG VƯỜN NHÀ CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ÚC
Little
Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt nhân cơ hội viếng
thăm Sydney, Úc Châu đã có dịp phỏng vấn chị Megan Nguyễn (Mỹ Khanh) và anh
Nguyễn Tuấn Linh, cư dân Thành phố Fairfield, Sydney về những phương cách tạo
những hình ảnh, biểu tượng quê hương VN trong vườn nhà như bản đồ VN, Chùa một
cột… cùng những biểu tượng của thành phố Sydney như Sydney Harbour Bridge,
Opera House, làm hang đá Bêlem đón Giáng sinh cũng như cách trồng rau trái gọn
nhẹ trong vườn bằng hệ thống thủy canh.
TẠ PHONG TẦN: TRẠM BOT VÀ “ĐÁNH” BOT NHƯ THẾ NÀO?
Little
Saigon (VanHoaNBLV) – Nhân sự kiện nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cho đặt những
Trạm thu phí BOT quá dày đặc (hiện toàn quốc đã lên tới 88 trạm, theo số liệu của
Bộ Giao thông vận tải), có nhiều nơi 100 km có tới 4 trạm như Thanh tra Chính
phủ kết luận là không đảm bảo khoảng cách trung bình (70 km) như luật định, làm
tăng chi phí hàng hóa, hậu quả đời sống dân ngày càng khốn khó. Nhà báo Tạ
Phong Tần cho rằng: “… Trách nhiệm xây dựng, duy tu, bảo trì đường quốc lộ, tỉnh
lộ là của nhà nước, kinh phí thuộc ngân sách quốc gia, người dân sử dụng không
phải trả phí thêm lần nào nữa.
Không
ai được quyền cho phép đặt trạm BOT thu phí, không ai được quyền thu phí BOT
trên những con đường được xây dựng, duy tu, bảo trì bằng kinh phí ngân sách quốc
gia.
Có một
nguyên tắc bất di bất dịch là anh sử dụng cái gì anh trả tiền cho cái đó, anh
không sử dụng thì không phải trả tiền. Vì vậy, phương tiện cơ giới nào không sử
dụng những con đường, cái cầu do chủ đầu tư tư nhân xây dựng, mà vẫn phải trả
tiền thì đó là sự vô lý, bất công, trái pháp luật.
Hợp
pháp hóa những trạm BOT trên đường quốc lộ, tỉnh lộ là một hình thức nhà cầm
quyền cộng sản Việt Nam cấu kết với phe cánh, nhóm lợi ích, dùng quyền lực nhà
nước cướp tài sản (bắt buộc trả phí thứ mà dân không sử dụng của nhà đầu tư) của
người dân Việt Nam…”
Wednesday, December 20, 2017
NHẠC SĨ LÊ VÂN TÚ VỚI NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO ÂM NHẠC NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI TỪ ÚC CHÂU
Little
Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt nhân cơ hội viếng
thăm Canberra, Úc Châu đã có dịp phỏng vấn Giáo Sư, Nhạc Sĩ Lê Vân Tú, Cựu Giáo
Sư Đại Học Melbourn, Đại Học Canberra và Học Viện Không Quân Hoàng Gia Úc về những
đóng góp của ông trong lãnh vực giáo dục tại Úc cũng như những đóng góp cho âm
nhạc của Người Việt Hải ngoại từ nhiều thập niên qua.
Được
biết Giáo Sư Lê Vân Tú cũng là một Nhạc sĩ sáng tác hơn 80 ca khúc về tình yêu
quê hương, lứa đôi, tình bạn bè, trường lớp. Ông tâm sự: “… Tôi dùng âm nhạc để
giữ gìn tâm hồn cho khỏi khô cằn… Âm nhạc của tôi rất là bình thường: tức là hễ
buồn thì viết bài buồn, vui thì viết bài vui nhưng mà vì cái lòng tôi rất nhiều
nghĩ về quê hương cho nên một số nhạc của tôi cũng có đượm cái tình quê hương ở
trong đó. Chẳng hạn như cái bài “Đêm buồn Việt Nam” để nói về nỗi lòng của tôi khi
nghĩ đến những sinh viên mà tôi đã có dịp nói chuyện, tương lai của họ không được
rõ ràng như là họ mong muốn. Cái bài “Nghĩ về quê hương” cũng vậy, cũng thấy
quê hương tại sao càng ngày càng thay đổi một cách không như ý muốn, người giàu
thì quá giàu, đến những lâu đài rất là nguy nga, thì có những người giàu có, có
những người rất là khốn khó… Có những bài như “Việt Nam quê hương ngàn đời” hay
là bài “Chim bay về Huế” hay là bài “Đưa em về miệt vườn” đó là một số nhạc của
tôi mà có liên quan tới quê hương. Ngoài ra là phần lớn là nhạc tình cảm tức là
tình yêu, tình yêu lứa đôi, tình bạn bè, tình trường học như bài “Về thăm trường
xưa” cũng là một bài nói về trường học, tình bạn học với nhau…”
Muốn
biết thêm chi tiết về Nhạc Sĩ Lê Vân Tú và những sáng tác của ông Xin quý khán
thính giả của chương trình vào Website: www.nhacviet-ucchau.com
hay www.youtube.com/user/vylan07
Sunday, December 17, 2017
GIÁO SƯ LÊ VÂN TÚ – NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI ÚC GỐC VIỆT TRONG LÃNH VỰC GIÁO DỤC TẠI ÚC CHÂU
Little
Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt nhân cơ hội viếng
thăm Canberra, Úc Châu đã có dịp phỏng vấn Giáo Sư Lê Vân Tú, Cựu Giáo Sư Đại Học
Melbourn, Đại Học Canberra và Học Viện Không Quân Hoàng Gia Úc về những đóng
góp của ông trong lãnh vực giáo dục tại Úc.
Ngoài
việc dạy học ra Giáo Sư Lê Vân Tú đã bỏ rất nhiều thời gian để viết sách và làm
khảo cứu, như cuốn “Techniques of Prolog Programming” mà ông đã mất gần bốn năm
trời mới viết xong. Về phương diện khảo cứu ông đã chế tạo ra những software để
dùng cho thực tế như giúp cho người mắc bệnh tiểu đường có thể xếp đặt những bữa
ăn làm sao cho vừa có đủ dinh dưỡng, vừa giới hạn lượng đường và muối trong thức
ăn. Ông cũng đã chế tạo ra software giúp cho những người mua chứng khoáng cùng
những software khác để nhận dạng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh ở trong con mắt
để phân biệt và nhận dạng từng người. Trong thời gian dạy học ông cũng từng giữ
chức vụ Khoa trưởng của Sinh viên vụ giúp đỡ sinh viên bằng cách xây dựng các
cơ sở, cư xá cho họ, giúp họ tổ chức đời sống, đặc biệt với những sinh viên ngoại
quốc giúp họ về mặt tâm lý để thích ứng với hoàn cảnh mới.
Được
biết Giáo Sư Lê Vân Tú cũng là một Nhạc sĩ sáng tác hơn 80 ca khúc về tình yêu
quê hương, lứa đôi, tình bạn bè, trường lớp… Xin quý khán thính giả của chương
trình xem tiếp video “Nhạc Sĩ Lê Vân Tú Với Những Đóng Góp Cho Âm Nhạc Của Người
Việt Hải Ngoại Từ Úc Châu” trên Channel VanHoaNBLV1.
Wednesday, December 13, 2017
PHỎNG VẤN ĐẶNG NHƯ HIỀN THẾ HỆ TRẺ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TẠI ÚC CHÂU
Little
Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt nhân cơ hội viếng
thăm Sydney, Úc Châu đã có dịp phỏng vấn cô Đặng Như Hiền, Hiệu trưởng HD
Tutoring Centre, Lansvale, Sydney về cảm tưởng, sinh hoạt cũng như sự hội nhập
vào xã hội Úc của những người trẻ lớn lên ở Úc trong cộng đồng người Việt tỵ nạn
CS tại đây.
Tuesday, December 12, 2017
PHỎNG VẤN NGUYỄN TUẤN LINH VỀ SINH HOẠT CÁ NHÂN VÀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ÚC GỐC VIỆT TẠI SYDNEY, ÚC CHÂU
Little
Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt nhân cơ hội viếng
thăm Sydney, Úc Châu đã có dịp phỏng vấn anh Nguyễn Tuấn Linh, cư dân Thành phố
Fairfield, Sydney về những kỷ niệm buồn vui trong những tháng ngày đầu tiên định
cư tại Úc cùng những sinh hoạt cá nhân và cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Úc Châu
cho đến thời điểm hiện tại.
Sunday, December 3, 2017
VIẾNG THĂM SYDNEY, ÚC CHÂU – TUYẾN ĐƯỜNG TỪ BLACKTOWN ĐẾN BẾN PHÀ PARRAMATTA /P1
Sydney
(VanHoaNBLV) – Nhân dịp Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt viếng thăm
Sydney, chúng tôi có dịp ghi lại một số hình ảnh và sinh hoạt tại đây trong
chuyến viếng thăm Opera House, khởi đầu là chuyến đi từ Blacktown đến Bến phà
Parramatta.
Saturday, November 25, 2017
TRẦN NGUYÊN THAO – MẸO VẶT “CHIỀU NGƯỜI LẤY CỦA” BỊ PHÁ SẢN
MẸO
VẶT “CHIỀU NGƯỜI LẤY CỦA” BỊ PHÁ SẢN
Trần
Nguyên Thao
Không biết đây là lần thứ mấy
Hanoi “tiu nghỉu, bẽ bàng” với cái phao cứu nguy kinh tế TPP lúc nổi lúc chìm.
Lần này tại hội nghị cấp cao APEC ở Đà Nẵng, TPP đổi sang tên mới dài dòng hơn,
và “lơ lửng” với thòi gian chưa xác định. Oái oăm là “thức lâu chầu mỏi” túi tiền
Ba Đình sắp rỗng, nguồn cơn đưa đến tình huống ngổn ngang trăm mối tơ vò; thúc
bách Hanoi phải thi hành bằng được nghị quyết 18 đưa ra cuối
tháng 10,[1]. Lần này không hô khẩu hiệu “đảng vĩ đại muôn năm” mà
công khai nhìn nhận bộ máy đảng cồng kềnh, lãng phí. Nghị quyết hứa hẹn bốn năm
nữa (2021), tỷ lệ cán bộ sẽ giảm tối thiểu 10% so với năm 2015”, sẽ cho về vườn
đám người đầu mối, cấp trung gian, cấp phó; bãi bỏ các chức vụ chồng
chéo, trùng lắp. . . Mười ba năm nữa (2030) mới hoàn thành nghiên cứu, quy định
chức năng, tổ chức mô hình và sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chánh cơ sở. Nghị
quyết nói, lần cải tổ này cũng để phục vụ pháp quyền xã hội chủ nghĩa và “kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Cuộc hô hoán giảm người lần này chỉ
là phiên bản của nghị quyết 39 cũng lại ông Trọng ký tháng 04-2015, được đảng gọi
văn vẻ là “tinh giản biên chế”.
Từ chóp bu Ba Đình đến tận xã ấp, cá nhân nào được nằm trong bảng
lương hàng tháng phải thuộc vào một trong năm 5 loại : Hậu duệ, quan
hệ, đồ đệ, tiền tệ, cuối cùng mới đến trí tuệ. Truyền thông đảng nói rằng, bây
giờ đẩy loại người nào ra cũng không xong, chỉ có đám trí tuệ là dễ xóa tên khỏi
bảng lương, nhưng như vậy lấy ai để làm việc! Việc tinh giản biên chế liên quan
mật thiết với tham nhũng; giảm chỗ này, nơi khác lại phình to.
Từ
nghị quyết 39 cũng mang nội dung giảm người tới nay đã gần 3 năm, những gì đang
diễn ra được truyền thông của đảng mô tả là “vô vọng”[2] Theo báo chí của
đảng: ở hầu hết các nơi, đa số chỉ giảm được nhóm người nghỉ hưu trước tuổi
(chiếm 90%), người hưởng chính sách thôi việc. Các cơ quan đơn vị đều thừa nhận:
Chưa tinh giản được đúng đối tượng.
Tổng biên chế cả nước tính đến 31/12/2015 là 3.563.000 người,
nhưng đến 1/2/2017 không những không giảm, mà còn tăng lên gần 3.600.000 người.
Năm 2017, có 20 bộ, ngành đề
xuất tăng biên chế [3]; 2 bộ (Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ) đề xuất giảm
biên chế; 11/63 tỉnh, thành phố vượt 7.951 biên chế so với chỉ tiêu.
Người dân nhìn vào cũng đã thấy trước việc tinh giản biên chế chỉ
để nói cho . . . vui. Bởi thực tế nhiều năm qua, nhà nhà, người người đều cố gắng
chạy một “chân” biên chế bởi cái tâm lý vào biên chế nhà nước là "ổn định",
yên lành, thậm chí có thu nhập cao. . . Có những công việc người ta đều biết rằng
thu nhập không hề cao như công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường . . . thu nhập chỉ tầm 5-7 triệu đồng mỗi tháng nhưng
để có việc làm trong công ty nhà nước cũng phải đút lót một số tiền 100-150 triệu
đồng. Mỗi khi cơ quan nhà nước nào thông báo tuyển dụng, có hàng trăm, hàng
ngàn hồ sơ dự tuyển. Như cách đây mấy năm, Cục Thuế Hà Nội tuyển nhân viên, có
gần 2 cây số người xếp hàng từ đêm hôm trước, rồng rắn nộp hồ sơ dưới mưa.
Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI cho biết, "đỏ mắt" mới tuyển được
người có trình độ, thực học để làm việc cho họ.
Năm 2008, Hanoi đưa ra mỹ từ kinh tế thị trường đinh hướng xã hội
chủ nghĩa (KTTTXHCN), Cũng từ đó, mọi cơ chế chính trị, hành chánh
và các đoàn thể ngoại vi đảng Việt cộng lần lượt thi nhau tuyển người; chưa kể
công an và quân đội, tổng số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước xấp xỉ 12
triệu. Lương của guồng máy khổng lồ này lấy từ tiền thuế của dân. Nhưng “lậu”
do đám này thu về dưới mọi hình thức, nhẹ nhất là tiền “bôi trơn” trong các thủ
tục hành chánh rườm rà đến cưỡng chế tài sản, đất đai của cá nhân, tôn giáo mới
thực sự giầy xéo hàng triệu dân oan khắp nước đến xuống tận cùng đau khố!
Công an có đến gần 600 ngàn người, 230 cấp Tướng, chỉ huy 120 tổng
cục, cục, vụ và viện. Bộ Công an chiếm khỏang 12% ngân sách cả nước cho công việc
điều hành, cao hơn cả ngân sách Bộ Quốc Phòng! Trong trường hợp luật an ninh mạng
do công an đề nghị được áp dụng, thì các công ty tin học lớn như Google,
Facbook sẽ không thể hoạt động tại Việt Nam. Khi đó, kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh
hưởng, tầm giao dịch trong thương mại quốc tế sẽ khựng lại.
Đối với các Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Công
đoàn, Hội Cựu chiến binh và 28 hội đặc thù khác, Hanoi đã chu cấp đến trên 14
ngàn tỷ đồng (tài liệu của VEPR).
Trước đây mỗi nhân viên công an, an ninh, du
côn được thuê làm chỉ điểm, 1 ngày theo dõi nghi phạm, “phản động”, được phụ cấp thêm 500.000 đồng ở cấp tỉnh thành, 300.000 đồng cấp quận
huyện, 100.000 đồng cấp phường xã, nhưng từ giữa năm 2017, phụ cấp này hầu như
bãi bỏ, vì cạn tiền.
Ngày
nay nhiều huyện, tỉnh, thành phố nợ lương
của cán bộ, viên chức 2, 3 tháng. Gần đây nhất tại xã Gia Nghĩa,
tỉnh Đắk Nông có đến 101 giáo viên và nhân viên hợp
đồng không có lương đã 7 tháng [4]. Tình trạng thiếu
tiền khắp nơi, buộc Hanoi phải đẩy mạnh việc bớt người trong các cơ quan, mong
dồn tiền sang nuôi dư luân viên, côn đồ và hội Cờ Đỏ.
Tương tự như tại Nga và các nước chư hầu thuộc Liên Bang Xô Viết,
vào lúc mạt vận trước khi sụp đổ, cuối thế kỷ trước, Ba Đình cũng lập ra hội Cờ
Đỏ “ra quân” rầm rộ, sắt máu, ồn ào nhằm dự liệu đối phó với phong trào đấu
tranh ôn hòa tại nhiều nơi trong dân chúng.
Tổng
tài sản Doanh Nghiệp Nhà Nước tính đến cuối năm 2015 đã là 3 triệu tỷ đống,
nhưng tổng doanh thu chỉ đạt gần 1.6 triệu tỷ đồng.
Nền
kinh tế dựa vào bên ngoài như kiểu Việt Nam, thì tỷ lệ vay mượn an toàn là 40%
GDP. Nhưng, cho đên nay, các loại nợ của Việt Nam cộng lại đến hết năm 2016 khoảng
431 tỷ Mỹ Kim, bằng 210% GDP. Mỗi người Việt Nam sẽ gánh khoảng 100 triệu đồng
tiền nợ do cộng đảng vay mượn lâu nay. Nhiều quốc gia cả giầu lẫn nghèo đều vay nợ
ít hay nhiều để phát triển, nhưng họ đủ khả năng trả
nợ.
Từ tháng Bảy
năm 2017, Hanoi không còn được hưởng chế độ vay nợ ưu đãi khoảng
0.8% tiền lời, thay vào
đó là mức lãi suất cho vay tăng gấp ba lần “thời vàng
son” - từ 2,5 đến
2,7%/năm.
Tổng bí thư Trọng khoe quỹ an toàn ngoại tệ của Hanoi còn gần 45 tỷ, nhưng
trong đó có đến 12 tỷ Mỹ Kim thuộc về trái phiếu chính phủ Mỹ. Theo Tiến sỹ Phạm chí Dũng, “phần còn lại
phải lo chống đỡ cơn bão nhập siêu từ Bắc Kinh lẫn chi tiêu “ngoài kế hoạch” của
chính phủ và khối đảng, đồng thời ngân sách không còn bất kỳ khoản kết dư nào để
trả nợ nước ngoài, Việt Nam chỉ còn biết cách cắm đầu vay mượn quốc tế, dù với
lãi suất cao hơn nhiều so với trước, để đảo nợ”(VOA).
Năm 2016, Ba Đình ép dân phải bán cho kho bạc
Hanoi 10 tỷ Mỹ Kim bằng cách : Hạ lãi xuất tiết kiệm đồng Mỹ Kim gởi trong ngân
hàng xuống 0%; tăng lãi xuất tiền đồng VN lên 7%. Vậy là dân chúng phải bán Mỹ
Kim cho Ba Đình, lấy tiền VN gởi tiết kiệm để được 7% tiền lời. 10 tỷ Mỹ Kim
mua vào, thì Ba Đình tung ra thị trường bằng số tiền đồng tương đương, khỏang
25 triệu tỷ đồng VN.
Ngày 15-11-2017 Kho bạc Ba Đình tính bán ra thị trường 2000 tỷ trái phiếu, cuối cùng chỉ
bán được có 616 tỷ. Dân chúng không tin vào trái phiếu do Việt Cộng phát hành.
Tiêu
hoang và tham nhũng là đặc tính thâm căn của cộng đảng. Nếu giải pháp tăng thuế
như Hanoi đang toan tính mà thất bại thì phải đổi tiền hoặc đánh tư sản mại bản
để moi tiền và vàng nơi dân mới có mà tiêu và trả nợ. Trả nợ không nổi có thể
phải nghĩ đến việc xin “vỡ nợ từng phần”.
Theo
chuyên gia kinh tế Nguyễn xuân Nghĩa, nếu người dân viện dẫn quy luật quốc tế về
các “khoản nợ ghê tởm” do một thiểu số đi vay và chia chác cho nhau mà dân
không được biết. Trong giả thuyết đó các chủ nợ phải xóa nợ hoặc truy nã những
kẻ đi vay bất chính chứ không thể bắt dân trả. Thế kỷ 20 có ba chục trường hợp
như vậy đã trở thành án lệ hay tiền lệ cho các tòa án áp dụng”(RFA).
Greg Jennett, phái viên ABC tường thuật tại chỗ : Số phận của tiến trình đàm phán TPP kể
như tan biến sau khi bị Justin Trudeau “chơi xỏ” nói là “quên không xếp lịch họp”. Lãnh đạo các nước khao
khát thông qua thỏa hiệp nghẹn họng, vì tiếng ca TPP chưa kịp cất lên đã tắt lịm. . . Sau một ngày
dài, mọi người chờ mãi không thấy lãnh đạo Canada tới, Thủ tướng Shinzo Abe bước
vào phòng và tuyên bố hoãn ký kết vì người Canada không có mặt.
Rượu thịt chuẩn bị cho bữa yến tiệc tưng bừng ăn
mừng giữa các bộ trưởng và thành viên thương thảo TPP phải hủy bỏ. Nhiều phen
tước đây, Hanoi từng huy động báo chí mô tả “khắp đất trời Việt Nam là cả mùa
Xuân”, khi TPP ký kết. Từ năm 2008 đến nay, không biết bao nhiêu lần cơ
hội “nâng ly rược mừng” đã vuột khoải tầm tay của Hanoi.
Theo
ông Francois-Philippe Champagne, Bộ trưởng thương mại quốc tế của Canada thì thật
ra vẫn chưa có những thoả thuận nền tảng cho TPP. Còn Nữ
Thủ tướng New Zealand, Jacinda Ardern trước đó cũng nói, có
nhiều khoản không thích hợp cần xem xét lại.
Hoa
kỳ dù đã rút khỏi TPP ngay sau khi Tổng Thống Trump bước chân vào nhà trắng,
nhưng Giáo Sư Jenik Radon, đại học Columbia, khi tham dự APEC đã phê bình rằng,
dự thảo về TPP được “soạn thảo rất dở”. Ý tưởng về
TPP là tốt, nhưng có nhiều điểm
thiếu rõ ràng và các bên tham gia có thể lợi dụng các
kẽ hở này.
Trải qua 4 vòng đàm phán gay go, các
Bộ trưởng ở APEC Đà Nẵng đã thống nhất đưa ra danh
xưng mới cho cơ chế 11 nước (không có Hoa Kỳ) là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ
CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership).
CPTPP vẫn giữ nguyên nội dung của TPP cũ
nhưng cho một số các nước thành viên tạm hoãn các nghĩa vụ. CPTPP là toàn diện,
cân bằng lợi ích các thành viên, có tính tới lợi ích của các nước. Các Bộ trưởng
giao cho các Trưởng đoàn đàm phán giải quyết những vướng vắc chưa đạt được, nhưng không xác định thời gian. CPTPP vẫn mang hy vọng có ngày
Hoa Kỳ sẽ quay lại.
Trong chuyến công du đầu tiên tới năm quốc
gia ở châu Á, Tổng thống Donald Trump đã nhấn mạnh khái niệm "Ấn Độ - Thái
Bình Dương" để thay thế cho thuật ngữ "Châu Á - Thái Bình Dương"
mà các chính quyền tiền nhiệm Mỹ vẫn sử dụng.
Trong diễn văn tại APEC Đà Nẵng, Tổng Thống Trump bằng giọng dữ
dội, gởi thông điệp đến các nước từng làm mất cân bằng thương mại “Chúng tôi không còn có thể chịu đựng được những vi
phạm thương mại lâu dài, và chúng tôi sẽ không dung thứ. Mặc dù nhiều năm trời thất hứa, chúng tôi
được cho biết rằng một ngày nào đó mọi người sẽ hành xử một cách công bằng và
có trách nhiệm. Người dân ở Mỹ và khắp vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương đã chờ đợi
ngày đó đến nhưng nó chưa bao giờ có và đó là lý do tại sao tôi ở đây hôm nay” [5].
Mẹo vặt của Ba Đình đưa TT Trump vào hàng quốc khách đầy danh dự
trong yến tiêc linh đình. Thường thì mánh khóe “chiều người lấy của” được Ba
Đình áp dụng khá thành công. Nhưng lần này thì ai cũng thấy : Trump “đã đi rồi”
nhưng âm thanh chát chúa “đòi cân bằng thương mại lên đến 30 tỷ Mỹ Kim”, sẽ làm cho túi bạc của Ba Đình mau teo tóp [6]. Bên cạnh đó, còn có tin Tập Đoàn Dầu Khí khổng
lồ ExxonMobil tuyên bố sẽ hoãn dự án hợp tác khai thác mỏ khí đốt Cá Voi Xanh với
Việt Nam trên biển Đông tới năm 2019.
Trần
Nguyên Thao
November
16, 2017
[4]https://news.zing.vn/hon-100-giao-vien-nhan-vien-bi-no-luong-hon-2-ty-post792202.html
[6] Mỹ chi tới 38.1 tỷ Mỹ
Kim mua các loại hàng hoá của Việt
Nam song chỉ xuất sang Việt Nam được lượng hàng hoá thấp hơn rất nhiều, trị giá
có 8,7 tỷ Mỹ Kim. Chính phủ Trump coi đây là mất cân bằng thương
mại, cần phải giải quyết.Thursday, November 23, 2017
TẠ PHONG TẦN: XIN CÁM ƠN NHỮNG NGƯỜI GIỮ LỬA
Lưu ý:
Bài viết này của Tạ
Phong Tần không dành cho bọn con buôn chính trị lợi dụng lá cờ vàng dân tộc và
mấy chữ “chống cộng sản” để trục lợi cho băng nhóm, cá nhân.
Tại sao
tôi phải cám ơn những người giữ lửa?
Trước hết, phải khẳng định rằng:
Tôi không thích (nếu không muốn nói nặng lời là “ghét”) những người luôn mồm
nói rằng: “Cám ơn nước Mỹ đã cưu mang tôi và gia đình tôi. Nước Mỹ đã cho chúng
tôi cuộc sống sung túc ngày hôm nay” vào mỗi dịp lễ Tạ ơn hàng năm, nhưng hễ có
tý tiền là ù té chạy về Việt Nam “mần từ thiện”, cứ làm như nước Mỹ không có
người nghèo í. Tôi cho rằng đó là họ giúp cho cộng sản thêm vững mạnh bởi họ đã
làm thay công việc của nhà cầm quyền cộng sản, cộng sản thừa tiền sẽ xây những
tượng đài ngàn tỷ, cộng sản thừa tiền để trả lương cho đội ngũ côn an, an ninh
dày đặc chuyên bịt miệng và đàn áp người dân phản kháng bất công, cộng sản thừa
tiền để trả lương cho hơn 80 ngàn dư luận viên (con số do chính báo chí cộng sản
thừa nhận) suốt ngày lên internet chửi rủa “bọn ba que đu càng”….
Có ý kiến cho rằng người tỵ nạn cộng sản lưu vong ở hải ngoại
“chống cộng 42 năm rồi mà có làm được con mẹ gì đâu”. Tôi khẳng định rằng, kẻ
nào phun ra những câu đại loại như vậy, nếu chúng không phải là cộng sản công
khai ở quốc nội, thì cũng là loại cộng sản giấu mặt giả dạng thường dân ở hải
ngoại.
Chính
những người bỏ thời gian, công sức, ngày đêm không ngừng nghỉ suốt 42 năm qua,
từ khi mạng internet chưa phổ biến toàn cầu thì họ lưu giữ tài liệu, hình ảnh,
viết lại những sự thật lịch sử về cuộc chiến tranh Việt Nam; cho đến khi
internet toàn cầu thì họ đưa tất cả những tài liệu, bài viết, phim ảnh lên
internet… đã góp phần rất lớn thức tỉnh thế hệ thứ hai, thứ ba, thứ n ở Việt
Nam, trong đó có tôi. Thời gian gần đây, tôi thấy trên facebook, dân miền Bắc,
miền Trung (những người chưa bao giờ sống dưới chế độ VNCH) họ dám cắm cờ VNCH,
họ khinh thường cán bộ cộng sản một cách công khai không cần giấu diếm (làm cầu
và đề bảng cấm cán bộ đi qua, hoặc thu tiền cán bộ gấp đôi), họ công khai phát
biểu “chế độ nào cầm quyền cũng được nhưng không phải cộng sản, chán cộng sản lắm
rồi”.
...
Tuesday, November 21, 2017
HÌNH ẢNH LỄ TƯỞNG NIỆM CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM 2017 /P2
Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại một số hình ảnh về buổi Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào trưa ngày Thứ Bảy 11 tháng 11 năm 2017 tại tượng đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Số 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.
Monday, November 20, 2017
HÌNH ẢNH LỄ TƯỞNG NIỆM CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM 2017 /P1
Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại một số hình ảnh về buổi Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào trưa ngày Thứ Bảy 11 tháng 11 năm 2017 tại tượng đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Số 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.
Wednesday, November 15, 2017
LỄ TƯỞNG NIỆM CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM TẠI TƯỢNG ĐÀI CHIẾN SĨ VIỆT-MỸ 2017 /P3
Little
Saigon (VanHoaNBLV) – Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm nay 2017 được
các tổ chức cộng đồng, các hội đoàn, các đoàn thể đấu tranh và các đoàn thể trẻ
Việt tại Nam Cali thực hiện với chủ đề “Tinh Thần Bất Khuất Của Cố Tổng Thống
Ngô Đình Diệm” để ghi ơn, tưởng niệm vị cố Tổng Thống đã một đời hy sinh cho nền
Cộng Hòa vì tự do, dân chủ và độc lập của dân tộc Việt Nam.
Tuesday, November 14, 2017
LỄ TƯỞNG NIỆM CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM TẠI TƯỢNG ĐÀI CHIẾN SĨ VIỆT-MỸ 2017 /P2
Little
Saigon (VanHoaNBLV) – Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm nay 2017 được
các tổ chức cộng đồng, các hội đoàn, các đoàn thể đấu tranh và các đoàn thể trẻ
Việt tại Nam Cali thực hiện với chủ đề “Tinh Thần Bất Khuất Của Cố Tổng Thống
Ngô Đình Diệm” để ghi ơn, tưởng niệm vị cố Tổng Thống đã một đời hy sinh cho nền
Cộng Hòa vì tự do, dân chủ và độc lập của dân tộc Việt Nam.
Monday, November 13, 2017
LỄ TƯỞNG NIỆM CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM TẠI TƯỢNG ĐÀI CHIẾN SĨ VIỆT-MỸ 2017 /P1
Little
Saigon (VanHoaNBLV) – Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm nay 2017 được
các tổ chức cộng đồng, các hội đoàn, các đoàn thể đấu tranh và các đoàn thể trẻ
Việt tại Nam Cali thực hiện với chủ đề “Tinh Thần Bất Khuất Của Cố Tổng Thống
Ngô Đình Diệm” để ghi ơn, tưởng niệm vị cố Tổng Thống đã một đời hy sinh cho nền
Cộng Hòa vì tự do, dân chủ và độc lập của dân tộc Việt Nam.
Subscribe to:
Posts (Atom)