Little
Saigon (VanHoaNBLV) – Trong những bài viết do Tạ Phong Tần viết
đã đăng báo về Văn hóa ẩm thực của người Việt
Nam, bài “Nhớ Một Thời Bánh Dứa” là bài đầu tiên mà Nhà báo Tạ Phong Tần chọn để
thu hình và diễn đọc nó trong loạt video “Tạ Phong Tần – Hương Vị Quê Nhà” trên
Channel VanHoaNBLV1.
Nói
về mùi vị và lịch sử của bánh dứa Nhà báo Tạ Phong Tần viết: “…Tôi đọc nhiều
thơ, nhiều tác giả, tôi vẫn thích nhất đọc thơ Nguyễn Bính. Ở tác giả Nguyễn
Bính, mỗi lần đọc lên, tôi ngửi thấy cái không khí lành lạnh, ẩm ướt, trong trẻo
của sương sớm, cái mùi thơm nồng nồng ngai ngái vừa đăng đắng cay cay ngòn ngọt
của cỏ non, cái thơm của hột lúa mới vừa ngậm sữa, của hoa dại… trên cánh đồng
bao la bát ngát vào lúc mặt trời len lén bò lên đường chân trời ở phía xa xa.
Túm lại nó là một thứ vô hình được người đời đặt cho cái tên là “hương đồng cỏ
nội”.
Chuyện
ngửi thơ, ngửi văn chẳng liên quan gì đến chuyện bánh trái nếu nó không cùng
lúc “đại hội anh hùng” trong một đứa như tôi. “Bởi các lẽ trên” (nói theo kiểu
quan tòa), tôi cũng thích thưởng thức các loại bánh trái đơn sơ, mộc mạc, thơm
mùi nếp mới, gạo mới của bà Tư hàng xóm. Thích hít lấy hít để từng cái bánh dứa
mới tinh khôi vừa hình thành từ bàn tay khéo léo của bà Tư, giống như thích đọc
thơ Nguyễn Bính vậy.
Xin
nói rõ ngay từ đầu để bà con cô bác khỏi hiểu lầm, món tôi sắp giới thiệu ra
đây cho bà con thưởng thức là bánh dứa (dấu sắc), không phải bánh dừa (dấu huyền).
Mặc dù bánh này không có chút chi liên quan dây mơ rễ má, họ hàng gì với trái dứa
(khóm, thơm) hết, nhưng “y ta” vẫn cứ thản nhiên mang tên “dứa” ít nhất cũng
hơn một thế kỷ mà không hề động đậy cắn rứt lương tâm chút nào. Bằng chứng là
cho đến ngày hôm nay “y ta” vẫn cứ là “bánh dứa”, không thấy “y ta” tự mình nộp
đơn hay ủy quyền cho ai đó làm đại diện tiến hành thủ tục xin cải chính tên gọi.
Ấy là tôi hàm hồ đoán thế, có thể “y ta” còn già tuổi hơn nhiều, biết đâu “y
ta” được “khai sinh” cách đây 300 năm, thời khai hoang lập ấp ở miền Tây Nam bộ?.
Tôi đến tuổi ăn được bánh thì tôi đã thấy sự hiện diện của “y ta” rồi…”
No comments:
Post a Comment