Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại một số hình ảnh về buổi Lễ tuyên bố hoàn tất Đài Tưởng Niệm Tháng Tư Đen 1975 do Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH tổ chức với sự tham dự của các vị đại diện dân cử thuộc Thành phố Westminster và Garden Grove cùng các vị đại diện cho các hội đoàn, đoàn thể trong Liên Hội, các nhân sĩ và đại diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali vào trưa ngày 30 tháng 1 năm 2018 trước Đài Tưởng Niệm Tháng Tư Đen 1975 trong khuôn viên Tượng đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Số 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.
Lac Viet Humanistic Culture
Wednesday, January 31, 2018
HÌNH ẢNH LỄ HOÀN TẤT ĐÀI TƯỞNG NIỆM THÁNG TƯ ĐEN 1975
Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại một số hình ảnh về buổi Lễ tuyên bố hoàn tất Đài Tưởng Niệm Tháng Tư Đen 1975 do Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH tổ chức với sự tham dự của các vị đại diện dân cử thuộc Thành phố Westminster và Garden Grove cùng các vị đại diện cho các hội đoàn, đoàn thể trong Liên Hội, các nhân sĩ và đại diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali vào trưa ngày 30 tháng 1 năm 2018 trước Đài Tưởng Niệm Tháng Tư Đen 1975 trong khuôn viên Tượng đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Số 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.
LỄ HOÀN TẤT ĐÀI TƯỞNG NIỆM THÁNG TƯ ĐEN 1975, ANH HÙNG TỬ - KHÍ HÙNG BẤT TỬ
Little
Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại hình ảnh
buổi Lễ tuyên bố hoàn tất Đài Tưởng Niệm Tháng Tư Đen 1975 do Liên Hội Cựu Chiến
Sĩ VNCH tổ chức với sự tham dự của các vị đại diện dân cử thuộc Thành phố
Westminster và Garden Grove cùng các vị đại diện cho các hội đoàn, đoàn thể
trong Liên Hội, các nhân sĩ và đại diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali.
Monday, January 29, 2018
TƯỞNG NIỆM 10 NĂM NGÀY RA ĐI CỦA NHẠC SƯ NGHIÊM PHÚ PHI
Little Saigon (VanHoaNBLV) - Nhân dịp tưởng nhớ đến 10 năm ngày ra đi của Nhạc sư Nghiêm Phú Phi (16 tháng 1 năm 2008), Giám đốc trường Quốc Gia Âm Nhạc Kịch Nghệ Sài gòn trước 1975. Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt cho phổ biến video clip này ghi lại buổi Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Quốc Gia Âm Nhạc Kịch Nghệ Sài Gòn do Nhạc sư Nghiêm Phú Phi tổ chức và tập họp các cựu giáo sư, sinh viên của trường vào ngày 4 tháng 4 năm 2006 tại tư gia của Nhạc sư thuộc thành phố Fountain Valley, Miền Nam California, Hoa Kỳ.
Sunday, January 28, 2018
VIẾNG THĂM SYDNEY, ÚC CHÂU – TUYẾN ĐƯỜNG TỪ CENTRAL STATION ĐẾN BONDI BEACH /P6
Sydney
(VanHoaNBLV) – Nhân dịp Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt viếng thăm
Sydney, chúng tôi có dịp ghi lại một số hình ảnh và sinh hoạt trong chuyến đi bằng
xe lửa từ Central Station đến trạm xe lửa Bondi Junction và từ đây chúng tôi
đón xe buýt đến Bondi Beach. Bãi biển Bondi là một trong những bãi biển nổi tiếng
nhất của Úc và thế giới, là khu du lịch được du khách viếng thăm nhiều nhất tại
Úc, nơi lý tưởng cho bộ môn lướt sóng, tắm biển, nằm phơi nắng cũng như đi bộ dọc
theo những con đường nhỏ với những vách đá trong vành đai sa thạch Hawkesbury từ
thời cổ đại.
Saturday, January 27, 2018
TẠ PHONG TẦN – SỞ KHỈ MINI Ở SANTA ANA, CALI
Little
Saigon (VanHoaNBLV) – Sở Thú Santa
Ana ở Prentice Park, thuộc Thành phố Santa Ana, California là một vườn thú rộng 20 mẫu Anh
(tương đương 8.1 hecta), với nhiều loại thực vật lạ khu vực Trung và Nam Mỹ. Sở
Khỉ được thành lập vào năm 1952, thuộc quyền sở hữu và điều hành của Thành phố
Santa Ana. Năm 1092, ông Joseph Prentice đã hiến đất cho vườn thú với thỏa
thuận rằng Thành phố phải giữ ít nhất 50 con khỉ mãi mãi. Có lẽ vì điều kiện thỏa
thuận này mà Thành phố Santa Ana thực hiện đúng theo nguyện vọng của ông Joseph
Prentice khi Thành phố đã và đang duy trì một bộ sưu tập linh trưởng rộng lớn với
hơn một chục loài khỉ quý hiếm từ khắp nơi trên thế giới tại Sở Khỉ này.
Nhân
chuyến viếng thăm Sở Thú Santa Ana Nhà báo Tạ Phong Tần nhận xét: “…Tôi đã từng tham quan nhiều Sở Thú, trong đó chúng ta thường
thấy rất nhiều khỉ, vượn lớn cỡ từ em bé năm tuổi trở lên cho đến loài to như
người thật, cá biệt có giống đười ươi to hơn cả người. Điều đặc biệt của Sở Khỉ
Mini này là tập trung các giống khỉ bé tí ti. Con lớn nhứt chỉ bằng con chó ta Việt Nam,
con nhỏ nhứt cỡ nắm tay của tôi (nhỏ hơn tay người lớn và lớn hơn tay trẻ con),
nó ngồi dưới đất và quay lưng lại thì chúng ta có thể tưởng đó là con chuột,
khi nó quay mặt lại mới biết nó là con khỉ.
Tôi
thấy có giống khỉ toàn thân lông màu vàng lửa nhỏ xíu như con mèo con, mặt sư tử
đực, tên khoa học của nó là Golden Lion Tamarin, xuất xứ từ Brazil. Giống
Golden Headed Lion Tamarin cũng nhỏ như loại Golden Lion Tamarin, nhưng mặt và
tay chưn lông màu vàng lửa, thân mình và đuôi màu đen tuyền, xuất xứ từ Brazil.
Giống vượn Silvery Langur lông màu trắng bạc cũng nhỏ nhơ con mèo con, xuất xứ
từ Malaisia. Giống Black and White Ruffed Lemur (cũng nhỏ rí) là loài vượn cáo
với cái mõm trắng nổi bật, mặt màu đen, lớp lông trắng dày và dài tạo thành một
chiếc khăn quàng quanh cổ, vài màu đen, thân lại trắng, đuôi dài và lông xù màu
đen, xuất xứ từ rừng Madagascan. Con Black and White Colobus là một con khỉ
châu Phi nhỏ xíu, ăn lá và lông cừu, đuôi dài, những ngón tay cái rất nhỏ hoặc
không có ngón tay cái. Con khỉ Emperor Tamarin xuất xứ từ Peru thì nhỏ như con
chuột, nhìn rất ngộ nghĩnh với bộ lông đen và hai hàng râu mép trắng dài lòng thòng,
thiệt là giống y hình ảnh các ông Hoàng ở Châu Âu thời xưa vậy.
Ở
đây còn có con lười (đúng như tên của nó) rất “Lừ đừ như ông Từ vào đền”. Lần đầu
tiên tôi nhìn thấy con thú dò kiến với cái đầu nhỏ xíu và mũi dài như vòi voi.
Bốn chưn nó thiệt bự mà mỗi chưn đều bự gấp hai lần cái đầu của nó, khiến cho
tôi ban đầu cứ tưởng cái chưn của nó là cái đầu…”
Wednesday, January 24, 2018
VIẾNG THĂM SYDNEY, ÚC CHÂU – ĐI XE LỬA TỪ THÀNH PHỐ BLACKTOWN ĐẾN CENTRAL STATION /P5
Sydney
(VanHoaNBLV) – Nhân dịp Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt viếng thăm Sydney,
chúng tôi có dịp ghi lại một số hình ảnh và sinh hoạt trong chuyến đi bằng xe lửa
từ Thành phố Blacktown đến Central Station. Từ Blacktown chúng tôi đi qua khoảng
14 trạm xe lửa nhỏ để đến Central. Nhà ga Xe lửa Trung tâm (Central railway station)
thường được gọi tắt là Central station hoặc Central là
nhà ga lớn nhất và nhộn nhịp nhất ở New South Wales, nó phục vụ hầu như tất cả
các tuyến trên mạng Sydney Trains và là điểm cuối chính cho các dịch vụ
TrainLink của NSW.
Saturday, January 20, 2018
TẠ PHONG TẦN – CÓ AI BIẾT RAU TRAI ĐỒNG HÔNG?
Little Saigon (VanHoaNBLV) –
Nhà báo Tạ Phong Tần tâm sự: “…Tôi có người bạn cũng dân làm báo, gốc gác ở Sài
Gòn. Anh kể sau ngày 30/4/1975 mấy anh chị em của anh ấy đều đi Thanh Niên Xung
Phong hết. Tôi hỏi: “Dân Sài Gòn gốc biết gì về lý tưởng cộng sản, sao anh chị
em nhà anh “sung” quá vậy?”. Anh này nói: “Lý tưởng con mẹ gì. Không đi để chết
đói à? Nhà ai có người từ mười tám tuổi trở lên nó bắt phải đăng ký đi Thanh
Niên Xung Phong nó mới phát tem phiếu cho mua gạo, chớ “xung phong” hồi nào. Đi
khai hoang lao động ở trên núi rừng mấy năm, cực quá trời không chịu nổi mà vẫn
đói, nên trốn về Sài Gòn hết. Đi buôn lậu từng lon gạo, từng cái tem phiếu. Đó
là khoảng thời gian đau thương, mất mát nhiều nhất trong gia đình”.
Sài Gòn như vậy, thôn quê cũng đói có khác gì đâu. Năm 1978, nhà tôi ở thị xã Bạc Liêu, thuộc tỉnh Minh Hải. Nếu như dân Sài Gòn còn được xếp hàng mua bánh mì, mua gạo, các loại thực phẩm khác theo tem phiếu, thì thị xã Bạc Liêu là chổ nửa quê nửa chợ. Nói là quê thì không phải vì có ai “mần ruộng” đâu, làm thợ thủ công, làm dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ, không ai có một cục đất chọi chim; mà nói là chợ thì có được bao nhiêu người để kinh doanh buôn bán cho nó sầm uất, giàu có. Thời điểm này lại bị “ngăn sông cấm chợ”, người trong quê “mần ruộng” có lúa đem ra chợ bán bị bắt, tịch thu. Người ở chợ có tiền muốn mua gạo không biết mua ở đâu để ăn. Mua gạo, mua thuốc uống cũng phải mua “chợ đen”, lén lét lút lút như đi ăn trộm.”
Nói về Rau trai đồng, Nhà
báo Tạ Phong Tần cho biết: “…Từ xưa, chuyện cổ tích kể ai nhà nghèo đều làm nghề
“mò cua bắt ốc” hết. Tôi nghĩ những người “mò cua bắt ốc” đó cũng còn giàu hơn
nhà tôi, ít ra thì cũng có chổ mà mò, mà bắt, nhà tôi không ruộng không vườn,
biết mò, biết bắt ở đâu? Ruộng nhà người ta người ta còn mò không đủ ăn, có ai
đâu cho mình xuống mò.
Tôi xách theo cái giỏ đệm bự, đi dài dài theo đường, thấy chổ nào thưa nhà dân có những đám cỏ lớn thì bang vô, trong đám cỏ đó thế nào cũng có rau ăn được. Nhìn bên ngoài không thấy gì, vạch ra rau trai, rau diệu, rau sam mọc ken dày trong đó, nhiều nhứt là rau trai. Rau này có nhiều do nó màu xanh mọc lẫn với cỏ nên ít ai để ý, thứ nữa là có mấy người biết loại này ăn được, trong Đông y nó là một vị thuốc vị ngọt, tính hàn, làm nhuận tràng, mát gan. Ông ngoại tôi sinh thời vừa là ông giáo làng vừa là một thầy thuốc Đông y chuyên bốc thuốc từ thiện cho chùa. Có lần, bà ngoại tôi chỉ cây rau trai cho tôi thấy, nói: “Ông ngoại mày nói rau trai này luộc ăn ngon lắm”. Rau này ít người biết, lá nó lớn cỡ ngón tay, đầu thuôn nhọn lại, mỏng mỏng, cuốn lá mỏng bao quanh thân, thân nó tròn lớn hơn cái tăm xỉa răng một chút.
Tôi cứ vậy mà ngắt phần đọt non của nó ém vô giỏ cho tới khi đầy chặt thì thôi. Về nhà, rửa sạch, giũ cho ráo nước rồi nhận vô nồi cháo đang sôi sùng sục trên bếp. Chờ một lúc cho rau chín thì bưng nồi xuống, múc ra la liệt tô chén, cả nhà ăn với muối cục, chớ nước mắm cũng không có nữa. Một lon gạo mà “cõng” đến một giỏ rau, nhìn vô nồi cháo không thấy gạo đâu, thấy toàn rau trai, rau diệu xanh lè. Đang khi đói rã họng, cái gì ăn vô mà không chết lại chẳng ngon. Cháo nóng, rau xanh, muối trắng nhai rồn rột. Nói ăn cháo mà nhai rồn rột chớ không phải húp soàn soạt là vì tô cháo toàn những rau trai là rau trai. Rau này vào miệng cảm giác hơi nham nhám, giòn giòn, cứng cứng, mềm mềm, ngọt ngọt, không có độ nhớt như lá rau muống. Vậy mà ăn nhiều phát ghiền, riết rồi đâm mê cái vị nhám nhám, giòn giòn của nó. Hôm nào có chút đỉnh tiền, mẹ tôi kêu đi mua rau muống mà ăn đừng hái rau trai nữa cực lắm, riêng tôi không có rau trai cảm giác ăn mất ngon…”
Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại bằng video buổi diễn đọc của Tạ Phong Tần, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật Và Công Lý về đề tài nêu trên vào chiều ngày 19 tháng 01 năm 2018 tại một địa điểm thuộc Thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.
TẠ PHONG TẦN: LỘ MẶT TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ BẢO KÊ CHO CÁC BOT QUỐC LỘ
Little
Saigon (VanHoaNBLV) – Nhân sự kiện Tổng cục đường bộ Việt Nam vừa ban hành văn
bản gởi các nhà đầu tư BOT, Tổng
Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Tổng công ty Phát triển
hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI); các Cục Quản lý Đường bộ I, II,
III, IV và Cục Quản lý đường bộ cao tốc tổ về chức giao thông tại trạm thu phí
dịch vụ sử dụng đường bộ. Theo đó, “Các
tài xế không được dừng xe quá 5 phút tại trạm thu phí và không đỗ xe cách trạm
khoảng 100-200m.”
Nhà báo Tạ Phong Tần cho rằng:
“…Cái văn bản của Tổng cục đường bộ Việt Nam không biết phải gọi tên là gì cho
đúng, vì nó không nằm trong phạm vi các thể loại văn bản quy phạm pháp luật (được
quy định tại Luật Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật) nên không có giá trị bắt
buộc thi hành, nhưng nội dung lại là ra lệnh cấm (đậu xe) và cho phép các đơn vị
có tên (nhận văn bản) ở trên được quyền thực hiện, thi hành một cách tự tung tự
tác, muốn cắm bảng cấm đậu xe ở đâu thì cắm theo ý của họ.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng Cục Đường bộ, còn huyên hoang với báo Thanh Niên rằng “điều này hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Tổng Cục, theo quy định. Việc các lái xe có thể tạm dừng trước trạm vài phút để trả phí, kể cả bằng tiền lẻ đều được chấp nhận, nhưng cố tình đỗ xe chắn trước trạm là vi phạm.” Ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Tổng Cục Đường bộ còn nói “việc cắm biển cấm 5 phút nói trên là theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (quy chuẩn 41/2016/BGTVT).”
Bọn họ còn mạnh miệng tuyên bố rằng đang thực hiện việc cắm bảng cấm sao cho xong trước Tết Nguyên đán 2018. Nghe các quan nhà sản nói mà hết hồn luôn. Tôi đề nghị các quan chức kể trên nên đi học lại Luật Giao Thông Đường Bộ, Luật Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật, và Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ “Về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật”, chớ nghe mấy ông nói chuyện trên phương tiện truyền thông quốc gia mà dốt luật quá, mo cau nào đủ cung cấp che mặt cho mấy ông đây.
… Sự sốt sắng nhiệt tình đến mức
bất chấp pháp luật của lãnh đạo Tổng Cục Đường Bộ VN chỉ có thể hiểu rằng, BOT
chính là “sân sau” của quan chức cộng sản, khi động chạm đến lợi ích phe nhóm của
họ, họ sẳn sàng ngồi xổm trên pháp luật (của chính họ đưa ra) để đàn áp lấy được
người dân.”
Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật Và Công Lý về đề tài nêu trên vào sáng ngày 19 tháng 01 năm 2018 tại một địa điểm thuộc Thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.
Tuesday, January 16, 2018
VIẾNG THĂM SYDNEY, ÚC CHÂU – NGHỆ SĨ ĐƯỜNG PHỐ MANLY
Sydney
(VanHoaNBLV) – Nhân dịp Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt viếng thăm
Sydney, chúng tôi có dịp ghi lại một số hình ảnh và sinh hoạt trong chuyến đi từ Thành phố Parramatta đến
Manly. Từ Parramatta chúng tôi đi xe lửa đến Central, sau đó đi phà đến Thành
phố Manly nằm về phía Bắc của Sydney nơi có bãi biển đẹp và nổi tiếng về môn lướt
sóng.
Sunday, January 14, 2018
VIẾNG THĂM SYDNEY, ÚC CHÂU – TUYẾN ĐƯỜNG TỪ THÀNH PHỐ PARRAMATTA ĐẾN MANLY /P4
Sydney
(VanHoaNBLV) – Nhân dịp Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt viếng thăm
Sydney, chúng tôi có dịp ghi lại một số hình ảnh và sinh hoạt trong chuyến đi từ Thành phố Parramatta đến
Manly. Từ Parramatta chúng tôi đi xe lửa đến Central, sau đó đi phà đến Thành
phố Manly nằm về phía Bắc của Sydney nơi có bãi biển đẹp và nổi tiếng về môn lướt
sóng.
Tuesday, January 9, 2018
HÌNH ẢNH SINH HOẠT ĐẦU NĂM 2018 TẠI ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN
Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại một số hình ảnh sinh hoạt đầu năm và buổi lễ chào cờ vào ngày 6 tháng 01 năm 2018 trước tượng đài và tại Đền Thờ Đức Thánh Trần trên Đại Lộ Bolsa Trần Hưng Đạo, trong khu Hanoi Plaza, 9078 Bolsa Ave. Đại Lộ Trần Hưng Đạo, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.
Monday, January 8, 2018
TƯỜNG TRÌNH CUỐI NĂM 2017 CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN LITTLE SAIGON
Little
Saigon (VanHoaNBLV) – Hội Đồng Quản Trị
Đền Thờ và Tượng Đài Đức Thánh Trần cho biết một trong những sự kiện đáng quan
tâm nhất vào cuối năm 2017 là việc một phái đoàn đông đảo gồm các chư tăng ni,
phật tử cùng đồng hương thuộc chùa Tầm Nguyên, thành phố Indio, Riverside
County, California đã đến tham dự buổi lễ chào cờ trước tượng đài Đức Thánh Trần
vào sáng ngày Chủ Nhật 31 tháng 12 năm 2017.
Sunday, January 7, 2018
LỄ CHÀO CỜ ĐẦU NĂM 2018 GIỮ VỮNG LẰN RANH QUỐC CỘNG, YỂM TRỢ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH QUỐC NỘI
Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại hình ảnh buổi lễ chào cờ đầu năm vào ngày 6 tháng 01 năm 2018 trước tượng đài Đức Thánh Trần trên Đại Lộ Bolsa Trần Hưng Đạo, trong khu Hanoi Plaza, 9078 Bolsa Ave. Đại Lộ Trần Hưng Đạo, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.
Friday, January 5, 2018
HÌNH ẢNH TỪ BẾN PHÀ PARRAMATTA ĐẾN SYDNEY OPERA HOUSE
Sydney (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại một số hình ảnh dọc theo sông Parramatta trên chuyến phà Rivercat đến Circular Quay rồi đi bộ đến Sydney Opera House vào ngày 29 tháng 11 năm 2017 tại Thành phố Sydney, Tiểu bang New South Wales, Úc Châu.
TRẦN NGUYÊN THAO – CƠ HỘI TRANH ĂN HẸP, BA ĐÌNH SẼ LAO ĐAO
CƠ HỘI
TRANH ĂN HẸP, BA ĐÌNH SẼ LAO ĐAO
Trần
Nguyên Thao
Sau
30 năm cả nước miệt mài, mãi đến
năm ngoái mới tiến tới được mức bán 30 tỷ Mỹ Kim hàng hóa sang Âu Châu; với
Hoa Kỳ là 38 tỷ. Cả hai thị trường này đang có chiều hướng co lại. Sau khi bắt
cóc Trinh Xuân Thanh tại Bá-Linh, lập tức Hanoi rơi vào khủng hoảng ngoại giao & ngoại thương với Đức và Âu Châu; còn Hoa Kỳ kiên quyết
đòi cân bằng thương mại. Mỏ khí đốt Cá
Voi Xanh với
trữ lượng 150 tỷ mét khối, có
khả năng cung ứng cho ngân sách Việt Cộng 20 tỷ Mỹ Kim, thay vì khai thác từ cuối năm 2017, đã bị hoãn đến
năm 2019 hoặc trễ hơn nữa. Ba Đình ngẩn người nhìn Cá
Voi Xanh (Blue
Whale)[1] “bơi” theo Cá
Rồng Đỏ (nhóm có 12 giếng dầu)[2], trước đó đã bị đàn anh Tầu cộng đóng “vòng kim cô” bằng
16 chữ vàng khiến Hanoi mất toi hàng chục tỷ Mỹ Kim từ mỏ khí đốt ngay trong
vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Hàng loạt biến cố vừa nói sẽ đẩy Ba Đình vào
năm 2018 giới hạn kiếm ngoại tệ;
không còn cơ hội dễ ăn bẩn như trước, đương nhiên sẽ diễn ra nhiều đợt thư hùng
tranh ăn khốc liệt.
Hồi tháng 7, chỉ vài ngày sau khi biết
được mỏ Cá Rồng Đỏ có trữ lượng khí đốt rất lớn, Bắc Kinh đe dọa động binh đánh úp quần đảo Trường
Sa, buộc Hanoi phải yêu cầu công ty Repsol của Tây Ban Nha ngưng khoan giếng dầu
163-03, mang tên Cá Rồng Đỏ. Cho đến lúc đó, có tin nói công ty Repsol đã chi ra 300 triệu Mỹ Kim. Hà Nội đành phải bồi hoàn cho Repsol số tiền này, đồng thời phải để cho Cá Rồng Đỏ
bơi theo đàn anh “4 tốt”!
Đầu tháng 12, Bộ Thương Mại Mỹ thông báo áp dụng thuế chống
phá giá và trợ giá ở mức từ 265% đến 531% đối với các loại thép từ Việt Nam có nguồn
gốc từ Trung Cộng, đi đường vòng vào Mỹ. Cho đến nay các lô hàng
thép này có tổng trị giá 295 triệu Mỹ Kim [3].
Cùng thời gian trên, Cơ quan liên bang
Đức về bảo vệ người tiêu dùng và vệ sinh, an toàn thực phẩm đưa ra lệnh thu hồi tôm có nguồn
gốc xuất xứ từ Việt Nam với lý do bị tồn dư chất kháng sinh, phân phối cho 3000 cửa hàng trải rộng trên khắp nước Đức, mà doanh
thu trên 18 tỷ Euro. Quyết định này mang thiệt hại lớn cho doanh nghiệp chế biến thủy
hải sản của Việt Nam, chuyên cung cấp cho các nhà buôn tại châu
Âu, đặc biệt lệnh thu hồi này sẽ tác động xấu tới từng người dân làm nghề nuôi
tôm [4].
Trước đó vài tháng, Liên minh châu Âu đã cảnh báo mạnh mẽ, đe dọa
sẽ trao “thẻ đỏ” cấm nhập
hàng thủy sản từ Việt Nam nếu Hanoi không thể kiểm soát các hoạt động đánh bắt bất
hợp pháp, không khai báo và không quản lý các loại hải sản theo đúng cam kết với quốc tế.
Hanoi
đưa đề nghị phía Liên minh Châu Âu (EU) rút lại “thẻ vàng” cho thuỷ hải sản của
Việt Nam và không đưa nhân quyền vào hiệp định Thương mại tự do EU Việt Nam. Đề
nghị này được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra với ông Bruno Angelet, Đại sứ,
Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) vào chiều ngày 21 tháng 11 tại Hanoi.
Trong một biến chuyển quan trọng ảnh hưởng
xấu đến tương lai ngoại giao và kinh tế Việt Nam, hôm đầu tháng 12 báo chí Việt
cộng đồng loạt loan tin, vụ Trịnh xuân Thanh (TXT) sẽ được xét xử vào đầu năm (2018). Đức
đã kêu gọi chính phủ Việt Nam đảm bảo xét xử công bằng cho ông Trịnh Xuân Thanh
và vụ việc phải được giám sát bởi báo chí và các quan sát quốc tế.
Hôm 16 tháng 12, tờ Thời Báo trích thuật nguồn tin từ Quốc Hội Đức
cho hay, hai Nghị Sỹ thuộc hai dảng khác nhau trong Quốc Hội sẽ đến Việt Nam để
tham dự phiên tòa xét xử ông TXT. Phía
Hanoi chưa có phản ứng gì.
Luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức,
bà Petra Isabel Schlagenhauf nói với BBC hôm 15-12 rằng “bất kể việc ông Trịnh Xuân Thanh có bị đưa
ra xét xử tại Việt Nam trong thời gian tới hay không, thì điều đó cũng không
làm thay đổi địa vị pháp lý của ông tại Đức, cũng như quan hệ luật sư-thân chủ
giữa bà và ông Thanh”.
Cùng
với vụ TXT, còn 18 người khác [5], trong đó, lần đầu tiên cộng đảng không cho Ủy Viên Bộ Chính Trị đương chức được “hạ cánh an toàn”
mà bị bắt công khai là trường hợp ông Đinh La Thăng. Biến cố này phá tan luật bất thành văn “Ủy Viên BCT bất
khả xâm phạm” lưu truyền từ thời có cộng đảng.
Nhiều quan sát viên chính trị nhận định rằng, ông Thăng từng một
thời được dân Saigon mến mộ vì dám nói, dám làm. Việc này giúp ông Thăng thu
hút đám báo của đảng chạy theo tâng bốc, nên không thích hợp với truyền thống độc
tài cộng sản “rừng chỉ có một cọp”. Các diễn biến tình hình khá
phúc tạp báo hiệu cuộc đấu đá tranh ăn trong giới chóp bu cộng đảng còn nhiều
màn gay cấn; không giới hạn trong số 18 người từng được nêu danh. Nhưng trước mắt
chuyện Tập đoàn Dầu khí, sẽ có thêm ít nhất 2 vụ xử tiếp: ông Đinh La Thăng,
ông Vũ Huy Hoàng đều từng là cận thần của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, người
đã khiến TBT Trọng mất ăn, mất ngủ.
Tờ Thoibao.de nói, “ngay sau khi Chính phủ Đức công khai danh tính Trung tướng Đường Minh Hưng
- Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục an ninh, Bộ Công an đã trực tiếp sang Đức, điều hành bắt cóc ông TXT ở Berlin, gây ra căng thẳng
ngoại giao chưa từng có giữa hai nước. Các chỉ trích dường như đổ dồn tới Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng, [6],
người đứng đầu đảng cộng sản, đột nhiên phải đối diện với nguy cơ bị pháp luật
Đức và châu Âu truy tố”.
Ông Lê trung Khoa, một nhà báo tại Đức cho
biết : “sau vụ
TXT, hoạt động của Đại sứ quán Việt Nam ở
Đức gần như bị đóng băng. Các thống đốc một số bang định trước sẽ về Việt Nam để
khảo sát kết nối
đầu tư, hỗ trợ hợp tác phát triển, nhưng tất cả đều bị đình chỉ. Họ phải đợi quyết định của chính
phủ liên bang trong thời gian tới. Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW), cũng dừng cấp
tín dụng đầu tư mới ở Việt Nam, các dự án đã được chuẩn bị từ lâu giờ đây không
thể triển khai, thiệt hại rất lớn”.
Hanoi từng đầu tư tiền bạc, thời gian vào các cuộc thương thảo để hình thành hiệp định EVFTA (với EU). EVFTA cũng là hiệp định tự do
thương mại “thế hệ mới”, có phạm vi cam kết sâu rộng và cao nhất từ trước tới
nay đối với Việt Nam. Hiện
nay, các nước thành viên EVFTA đang rà soát lại văn bản hiệp định trước khi ký
kết. Dự kiến EVFTA sẽ có hiệu lực từ năm 2018, nếu tất cả 28 nước thành viên đều
đồng thuận.
Sau
khi Hanoi bắt cóc Trịnh Xuân
Thanh tại Berlin, phía Đức
đã
điều tra và công bố bằng chứng, đồng thời quyết định tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt
Nam, ngưng
việc miễn Visa cho các nhân viên ngoại giao của Việt Nam vào Đức, và sẽ áp dụng các biện pháp mạnh hơn nếu chính phủ Việt
Nam không đáp ứng các yêu cầu của họ. Không loại trừ khả năng chính phủ Đức phủ
quyết EVFTA nếu hai bên vẫn không hòa giải được hậu quả vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh,
cùng với đòi hỏi của Đức về nhân
quyền,
thì việc Hanoi hy vọng vào EVFTA sẽ
trở thành tuyệt vọng, trong khi TPP-11 còn xa vời.
Như thế, giải pháp cứu nguy kinh tế
Việt Nam
sẽ rơi vào tình huống “mất cả chì lẫn chài”.
Sau hội nghị APEC ở Đà-nẵng tháng 11, chỉ số chứng
khoán Việt Nam VN-Index lên 903 điểm liên tiếp trong vài ngày, rồi 980 điểm vào cuối tháng 12. Cùng thời kỳ này 11 năm trước,
cũng sau hội nghị APEC ở Hanoi, chứng khoán Việt Nam đã đạt mức lịch sử trên
1000 điểm. Sau đó thị trường chao đảo, lao dốc liên tục nhiều năm, có lúc giá
chứng khoán chỉ ngang bằng tiền mua một bó hành, gọi là thời kỳ “chứng khoán cộng
hành”. Cho đến lúc kết thúc bài viết này, chứng khoán Việt Nam đôi lúc
rung lắc dữ dội, trở mặt nhanh chóng và đó là dấu hiệu của một thị trường thiếu
yếu tố bền vững. Tuy nhiên cũng có suy
đoán lạc quan, tin rằng chứng khoán sẽ thăng hoa trong năm 2018.
Cuối năm 2017, Thống kê Việt Nam đưa ra số liệu tăng trưởng kinh tế 6.8%, cao
nhất trong 10 năm qua. Số liệu này chưa được cơ quan độc lập nào kiểm chứng.
Tuy nhiên, điều rõ ràng là nền kinh tế
Việt Nam lâu nay phần lớn nhờ
vào đầu tư công nghệ từ nguồn vốn Foreign direct investment (FDI). Nền kinh tế dựa
vào chế xuất do người ngoài “bẻ ghi”, sẽ ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia và
ngoại giao luôn trong tình thế “cúi mặt”.
Tiền đồng Việt Nam liên tục giảm giá so với Mỹ Kim. Ngân Hàng
Nhà Nước (NHNN) thì khoe là ngoại hối dự trữ ở mức an toàn 46 tỷ Mỹ Kim. Các định
chế tài chánh quốc tế kỳ vọng
NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt hơn nữa trong thời gian
tới để sẵn sàng đối phó với những biến động khó lường trên toàn cầu hiện nay. Còn phía đảng muốn ngăn chặn mọi biến động lớn trên thị trường
tiền tệ vào dịp Tết. Năm ngoái Hanoi từng vật vã nhưng vẫn thất bại trước tin đồn
sẽ có đổi tiền vào dịp cuối năm, gây ảnh hưởng xấu đến giá cả thị trường.
Hanoi hàng năm nhận một số Mỹ Kim đáng kể do khoảng 5
triệu người Việt sống tại 103 quốc gia trên thế giới gởi về nước, được gọi là
kiếu hối. Năm 2015 kiều hối đã lên đến mức 13,2
tỷ Mỹ Kim, và
giảm xuống còn hơn 9 tỷ Mỹ Kim vào năm 2016. Một trong những lý do chính
làm giảm lượng kiều hối là do lãi suất tiền Mỹ Kim gởi ở Việt Nam giảm xuống chỉ còn 0%, trong khi tại Hoa Kỳ lãi xuất đang trên đà cải tiến. Chính sách hạn chế nhập cư của Tổng thống
Donald Trump cũng góp phần giảm kiều hối về Việt Nam. Chỉ tính kiều hối từ Mỹ thôi cũng chiếm khoảng 4% trong GDP của Việt Nam.
Trong
nhiều thập niên, nền tài chính đất nước
bị tàn phá bởi nhóm lợi ích thân cận giới đương quyền trong từng
giai đoạn, đã vơ
vép không nương tay, đưa đến tài nguyên
quốc gia cạn kiệt, ngân sách ở thế vỡ trận và nợ công ở mức 210% GDP nếu
tính cả các loại nợ do Doanh nghiếp Nhà Nước vay mượn. Nợ xấu ngân hàng trên 15% tổng dư nợ nhưng vẫn được gói gọn
dưới mức chính thức công bố là 3%. Các Tập đoàn, Tổng Công Ty và
Công Ty Nhà Nước vẫn là
nơi khai thua lỗ để bòn rút của dân. Phía
doanh nghiệp tư nhân, không nằm trong băng đảng ăn chia với cán bộ thì bị chèn
ép đến nỗi giải thể, vỡ nợ hàng trăm ngàn công ty trong nhiều năm trước.
Không có định hướng chính sách quốc gia, nền kinh tế hướng
đến mô hình kinh tế chế xuất và gia tăng dịch vụ để kiếm tiền từ
khu vực FDI. Nhưng vấn nạn vẫn còn
nguyên là làm sao giải quyết được ngân sách thâm thủng liên tục vì phải nuôi đến
12 triệu người ăn lương, nhưng lại có hiệu năng rất kém về đầu tư công và dịch
vụ công ích. Bên cạnh người ăn lương chính thức còn đội ngũ dư luân viên đông đảo
làm cho công an; nhóm này thường là những ngưởi chuyên chửi bới cục cằn, ngôn ngữ hạ cấp, lý luận cùn. Mới đây còn được biết có thêm 10 ngàn người
cũng làm công việc an ninh mạng gọi là lực lượng 47 do quân đội kiểm soát.
Như
đã trình bầy, viễn ảnh thu ngoại tệ đang trong tình thế rất u ám. Mọi giải pháp
cứu nguy chế độ đang được Hanoi cân nhắc. Nhưng việc trước mắt là phải bán nóng tài sản quốc gia như các công ty Vinamilk, Sabeco, Vinaconex. . .
. mới có tiền tươi để tiếp tục “ăn cắp”.
Người dân và doanh nghiệp cảm thấy rất vô lý
khi phải chịu gánh nặng thuế
má và mọi chi phí ngày càng cao,
như giá xăng dầu và giá điện mới tăng 6%, phí cầu đường với 82 trạm BOT (Build-Operate-Transfer) và nhiều thứ chi phí, “đóng góp” khác theo
“sáng kiến” tận thu của các cơ quan nhà nước. Có vùng phí mãi lộ của các
trạm BOT tăng từ 300% tới 500%. Hậu quả tất yếu của các trạm BOT còn làm tăng
giá thành sản phẩm, hàng hóa di chuyển bằng đường bộ.
Sau 3 tháng huy động mọi lực lượng để trấn áp dân chúng, rốt cuộc
BOT Cai Lậy phải “thất thủ” hôm đầu
tháng 12. Hanoi đã ra lệnh tạm ngưng thu phí 1 - 2 tháng, kể từ đầu tháng 12 để
tìm cách đối phó. Dân chúng đang thừa thắng xông lên, bày thế trận cho cuộc đấu
tranh tại các BOT kế tiếp. Cuộc đấu tranh bất bạo động chống thu tiền mãi lộ tại
BOT Cai Lậy thành công là bằng chứng
phong trào “bất tuân dân sự” (civil disobedience) trong dân chúng đã qua được bước khó khăn ban đầu.
Trần Nguyên Thao
December 28, 2017
[3]http://thoibao.de/tin-nuoc-duc/11565/duc%3A-thu-hoi-tom-trong-sieu-thi-co-nguon-goc-tu-viet-nam-.htm
[4]http://vneconomy.vn/my-danh-thue-nang-voi-thep-trung-quoc-doi-lot-hang-viet-20171206145334999.htm
[6]http://thoibao.de/chinh-tri/11574/dinh-la-thang-va-trinh-xuan-thanh-cung-bi-giam-tai-trai-b14--.htmWednesday, January 3, 2018
VIẾNG THĂM SYDNEY, ÚC CHÂU – TỪ CIRCULAR QUAY ĐẾN OPERA HOUSE /P3
Sydney
(VanHoaNBLV) – Nhân dịp Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt viếng thăm
Sydney, chúng tôi có dịp ghi lại một số hình ảnh và sinh hoạt tại đây trong
chuyến viếng thăm Opera House, khởi đầu là chuyến đi từ Blacktown đến Bến phà
Parramatta, kế đến chúng tôi đi theo chuyến phà Rivercat dọc theo sông
Parramatta để đến Circular Quay và phần video này chúng tôi ghi lại đoạn đường
từ bến tàu Circular đến Nhà hát Con Sò.
Subscribe to:
Posts (Atom)