Lac Viet Humanistic Culture

Wednesday, March 21, 2018

TẠ PHONG TẦN - KỂ CHUYỆN BẮC KỲ



Bài đã đăng báo Trẻ Magazine ngày 20/3/2018

Tôi có nhiều bạn tứ xứ trong Friends list Facebook, nhân đang cùng nhau “tám” về chuyện tại sao người sống ở miền Bắc mà ai kêu “Bắc kỳ” là họ chửi xối xả, tôi kể lại câu chuyện thời trẻ trâu tôi chưa có chút ý thức gì về chính trị nhưng có thừa sự “ba gai”.
Chuyện thứ Nhất
“Bà có phải Bắc kỳ không?”
Xứ tôi không có Bắc kỳ. Sau ngày 30/4/1975 và thập niên 1980, Bắc kỳ vô đó quá xá. Dân ở đây coi Bắc kỳ như “sinh vật lạ”. Có lần mẹ Bắc kỳ kia đi ngang nhà tôi, mấy đứa em tôi đứng trong sân la lên “Bắc kỳ, Bắc kỳ”. Mẹ kia đứng lại chửi bla bla. Tôi từ sau nhà đi ra hỏi chuyện gì. Mẹ kia phân bua: “Chúng nó chửi tôi Bắc kỳ”. Tôi hỏi: “Bà phải Bắc kỳ không? Nếu phải thì nó nói bà Bắc kỳ là đúng rồi. Bà không chịu thì cứ chửi lại nó Nam kỳ đi. Không thì thôi. Ðứng đó chửi bậy bạ tôi đấm cho mặt như cái mền bây giờ.” Mẹ kia nghe vậy bỏ đi te te luôn.
Bấy giờ, ai người Bắc mà nghe người ta gọi “Bắc kỳ” là nổi giận, chứng tỏ dân Bắc cộng tự ti thua sút dân miền Nam vậy.”
Bạn Quý Vũ Lê nhảy vô viết: “Ðúng rồi, miền Tây hồi đó rất ghét người Bắc. Thập niên 80 quan chức cấp trên ở các ban, ngành đều do người Bắc nắm giữ, riêng về giáo dục thì phải nói có đến 99.9% người miền Bắc. Họ vào miền Nam dạy học với với một nghĩa vụ có thời hạn, nhưng đa số họ chọn ở lại lập gia đình và sinh sống!
Tôi đáp: “Số đó không đáng sợ bằng họ hàng, hang hốc của họ. Ta nói một người “đảng cử” vô Nam kéo theo họ hàng, hang hốc đàn đàn, lũ lũ. Ðám này một chút văn hóa cũng chả có. Họ chưa từng biết sử dụng các tiện nghi văn minh, nên những ngôi nhà to của tư sản, công sở đều bị họ phá nát nội thất. Nhìn đau lòng. Nó chẻ củi trên nền gạch bông trong nhà. Cái nhà bự chia ra mỗi gia đình một phòng thì nó ăn ở như chuồng heo, nuôi heo trong đó luôn, nuôi heo cả trên lầu. Chỗ nào không phải được phân cho nó thì nó tháo gỡ lấy hết bóng đèn, dây điện (và tất cả những thứ gì có thể tháo gỡ được) sạch sẽ. Nhà bếp chung thì dơ kinh khủng…. Nói chung là khủng khiếp lắm. Mà sợ nhứt là ở dơ.”
Bạn Do Khang viết: “Bạn Tần nhắc làm mình nhớ chúng nó cướp một biệt thự rồi nấu ăn bằng một cái chảo rất lớn. Chúng nó để ba ông táo rất lớn giữa nhà và nấu bằng củi như thời còn ở rừng rú. Vài tháng sau mình không còn nhận ra biệt thự này nữa. Nó chuyển sang màu đen và xuống cấp nhìn rất thảm hại.”
Bạn Quy Le lý giải: “Thật ra, theo tôi hiểu, người mình hiện nay chỉ phân biệt có hai kỳ thôi, là Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Thứ nhất: Bắc kỳ là từ giòng Bến Hải trở ra; trái lại, Nam Kỳ là từ Bến Hải trở vào. Những ai được sống và giáo dục của cộng sản thì gọi là dân Bắc Kỳ, còn những ai được giáo dục của VNCH thì gọi là Nam Kỳ. Những người Bắc kỳ di cư 1954 vào Nam thì họ nghĩ họ là người miền Nam. Ngay cả những người ở Quảng Trị, Huế, Ðà Nẵng thì họ cũng nghĩ họ là dân Nam Kỳ. Ðiều đó rất đúng. Một người sinh ra ở Huế hay một người Bắc di cư thì có ai gọi họ trong tính cách kỳ thị là Nam, Bắc gì đâu, phải không các bạn.? Tại sao những người gọi là Bắc Kỳ lại nổi dóa lên khi bị người trong Nam gọi là Bắc Kỳ? Vì họ có những cái thói hư, tật xấu do xã hội cộng sản miền Bắc đào tạo nên, như thói láo khoét. Thói này là do chính quyền cộng sản tuyên truyền xảo trá, nói dóc hằng ngày vào tai họ. Họ phải nịnh bợ vì không nịnh bợ, nâng trên đạp dưới thì không thể sống được ở Bắc. Nên ta thường thấy, một người Bắc Kỳ khi cần người khác giúp đỡ một việc gì thì anh ta thường xưng em, hay con với người đối diện, nhưng khi không cần nữa là họ trở mặt, quay lưng 180 độ và nói với người đó rằng “Bố đây con”. Người Bắc kỳ và những người trong nước bây giờ, không những chỉ là người dân thường mà cả những thầy tu và cha cố họ cũng bị bắt buộc phải nói láo. Chẳng hạn, trong một cuộc meeting do cộng sản, cộng sản hô khẩu hiệu Hồ Chí Minh muôn năm hay Ðảng cộng sản quang vinh muôn năm, thì họ cũng phải hô dù trong lòng họ chẳng muốn tí nào. Từ đó, tập quán nói láo nó nhập vào trong người, nên thói nói láo trở thành bình thường. Nói láo là một trong năm giới quan trọng mà người Phật tử chân chính không được vi phạm, nhưng bây giờ ông thầy tu cũng phải nói láo thì đạo Phật đang là thời mạt pháp ở Việt Nam. Còn đâu nữa những ước mong những con người chân chất Việt Nam như Phùng Quán mơ ước: “Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét / Dù ai cầm dao dọa giết/ Cũng không nói ghét thành yêu.” Ôi một dân tộc mà không có một chút thành thật với nhau, thì dân tộc, đất nước ấy sẽ đi về đâu. Những tâm hồn giả dối sẽ đi theo với ma quỷ để dẫn vào đói khổ, nghèo nàn, vong thân, địa ngục, ngạ quỷ. Ôi, Bắc Kỳ, Nam Kỳ…!!! Nghĩ cho cùng, tất cả những điều xấu xa ấy đều do chế độ cộng sản, nền văn hóa duy vật biện chứng, nghệ thuật vị nhân sinh… của cộng sản Việt Nam từ năm 1945 đến nay đã đẻ ra những tệ trạng đó. Sở dĩ miền Nam vẫn còn một ít tốt đẹp còn sót lại là do nền văn hóa nhân bản cũ trước 1975 mà lớp thế hệ U70 còn sống sót, nếu chế độ cộng sản hiện nay còn tồn tại trên đất nước Việt Nam và những người Việt miền Nam năm cũ qua rồi thì Nam Bắc khi đó sẽ hòa chung. Khi ấy, chẳng còn vàng hay bạc mà chỉ toàn là than đen do giáo dục, văn hóa cộng sản đào tạo ra mà thôi. Chẳng còn ai để mà Bắc Kỳ và Nam Kỳ cả, mà là cá mè một lứa.!!!”
Ðoạn văn chí lý và thống thiết của bạn Quy Le gợi ý cho tôi viết thêm câu chuyện thứ hai về Bắc kỳ.
Chuyện thứ hai
“Mấy thằng Biệt động quân Bắc kỳ 54”
“Khi tôi 6-7 tuổi, nghe mấy ông lính xóm tôi đi hành quân về nói chuyện với nhau như vầy:
Một ông nói:
– Ðù má! Mấy thằng Biệt động quân Bắc kỳ 54 tụi nó gan dễ sợ luôn. Tụi nó giết Việt cộng quá trời luôn. Ðạn bắn rát rạt. Tụi tao không dám nhào lên mà tụi nó cứ nhào nhào lên la “Sát!”, “Sát!”.
Ông khác nói thêm:
– Ừ. Dân miền Nam tụi mình không gan bằng tụi nó. Ðù má! Tụi Bắc kỳ 54 toàn đăng lính Biệt động quân. Tụi nó đi đánh tùm lum chỗ hết, xong là đi, không ở lại chỗ nào. Tụi nó cũng chết nhiều lắm, có lần tao thấy tụi nó khiêng xác theo quá trời, nhìn sợ lắm. Tao không dám đi kiểu đó đâu.
Lúc đó, tôi nghe vậy cũng tò mò, muốn biết mặt mũi “Biệt động quân Bắc kỳ 54” ra làm sao. Nhưng làm gì có cơ hội cho mấy đứa con nít như tôi thấy được, đã nói là đánh xong trận đi mất mà.
Sau này, tôi tự hiểu ra là: “Mấy thằng Biệt động quân Bắc kỳ 54” đó họ có thân nhân bị đấu tố ngoài Bắc, họ hiểu cộng sản hơn dân miền Nam, họ căm thù cộng sản nhiều hơn dân miền Nam, họ biết ơn Tổng thống Ngô Ðình Diệm chuyện đương nhiên, nên họ bảo vệ miền Nam quyết liệt hơn dân miền Nam. Dân miền Nam thì biết mẹ gì về bản chất thật của cộng sản đâu mà căm thù. Hèn chi lúc nhỏ tôi hay nghe người lớn nói “Bắc kỳ 54 là lính ông Diệm”.”
Trong khi tìm kiếm hình ảnh minh họa cho status thì tôi nhìn thấy bức ảnh trắng đen chụp người chiến sĩ vô danh mặc quân phục Biệt Ðộng Quân này. Có những ảnh chụp lực lượng Biệt Ðộng Quân màu sắc tươi mới hơn, rõ ràng hơn vui vẻ hơn, nhưng tôi thích bức ảnh trắng đen này. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc thoáng qua sau trận đánh của người chiến sĩ vô danh: Cái mũ sắt có huy hiệu BÐQ sụp xuống che một nửa khuôn mặt đen đúa còn ám màu khói thuốc súng bên má phải, nét mặt bình thản, miệng ngậm điếu thuốc, vai vác khẩu M30 (Súng “thứ dữ” nhe), hậu cảnh là các đồng đội của anh ta. Bức ảnh không màu mè, không có sự sắp xếp trước, mà nó toát lên cái thần thái khí khái “Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao” (Chinh phụ ngâm – Ðặng Trần Côn, Ðoàn Thị Ðiểm).
Mở Chinh phụ ngâm, đọc hết cả khổ thơ lại thấy đúng thêm lần nữa: “Chí làm trai dặm nghìn da ngựa/ Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao/ Giã nhà đeo bức chiến bào/ Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu.
Tạ Phong Tần

1 comment:

  1. Những chuyện như cậy gỗ ở nhà meuble làm..đoḿ hút thuốc "nào" hay dùng bồn cầu tiêu làm chậu rưả rau ,thả cá cũng là có thật. Đến lúc"phát hiện" ra nó là bồn cầu thì hôm sau lại.."nghẹt" vì vứt giấy chùi vào là giất báo,giấy vở ḥoc trò hay cả giấy bao vở nưã không chừng .

    ReplyDelete