Cuộc chiến thương mại Mỹ - Tầu làm thị
trường chứng khoán Trung cộng mất toi hàng ngàn tỷ Mỹ Kim; đưa nước này ngày
càng lún sâu vào tình trạng vỡ nợ. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt
Nam, nơi nhà cầm quyền lệ thuộc vào kinh tế Tầu cộng, cũng lao dốc không ngừng,
mất hàng chục tỷ Mỹ Kim; tiền đồng mất giá nhanh chóng và 52 ngàn 800 công ty tư nhân đóng cửa[1]!
Biến động tài chánh, tiền tệ này còn là hậu quả đương nhiên phản ảnh tình trạng
chống đối ngấm ngầm trong dân chúng, đã bùng lên qua cuộc
biểu tình biến
động khắp Việt Nam giữa
tháng 06, chống lại lối cai trị trấn lột chuyên chính, lừa đảo của Ba Đình trên
nửa thế kỷ nhằm “bịt miệng dân để bán nước cho Tầu”.
Chứng
khoán Hoa Lục lao xuống mức thấp nhất trong 28 tháng vào ngày 06 tháng 07, khi
Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 25% lên 34 tỷ Mỹ Kim hàng xuất khẩu của Hoa
Lục. Cuộc chiến trở nên gay gắt hơn khi Mỹ nói, sẽ áp thuế nhập khẩu 10% lên 200 tỷ Mỹ Kim hàng hóa của Tầu ,từ ngày 12 tháng 07. Ngay
làm tức, so với Mỹ Kim, đồng Nhân Dân tệ xuống dưới mức “cam kết ổn định” của
giới lãnh đạo tài chánh nước Tầu! Chưa hết, TT Trump còn cảnh báo rằng giá trị
thuế quan cuối cùng có khả năng lên đến 550 tỉ USD, một con số vượt qua mức xuất
khẩu hàng hóa hằng năm của Trung cộng sang Mỹ.
Vào dịp cả nước Mỹ tưng bừng bắn
pháo bông Mừng Lễ Độc Lập (July 04) thì JPMorgan Chase & Co đưa ra
nhận định, “việc Mỹ áp thuế trên hàng xuất cảng của Bắc Kinh sẽ khiến các doanh nghiệp Trung cộng khó
trả nợ hơn ở thời điểm mà quốc gia này cũng đang phải đối mặt với tình trạng
ngày càng có nhiều vụ vỡ nợ trái phiếu” [2]
Công ty kiểm toán Thomson Reuters, dựa vào số liệu của 1.400 công ty
bên Tầu , theo đó, nợ của doanh nghiệp Tầu là 16.100 tỉ Mỹ Kim (trong vòng 5
năm qua), chiếm 160% GDP (Gross Domestic Product, tổng sản phẩm quốc
nội) của Tàu Cộng. Chỉ riêng thất thoát từ chứng khoán, khoản tiền khổng lồ lên
đến 3.500 tỉ Mỹ Kim bị “bốc hơi”. Theo cơ quan xếp hạng tín dụng Standard &
Poor’s ước tính, “núi nợ” này có thể tăng lên đến 77%, tức là 28.800
tỉ Mỹ Kim trong vòng 5 năm tới.
Đến đây sẽ có người cho rằng, Mỹ còn nợ Tầu
gần 1240 tỷ Mỹ Kim [3], do Tầu đổ tiền vào mua trái phiếu. Vậy Tầu có thể
dùng số trái phiếu này như một loại “vũ khí” trong chiến tranh thương mại (?).
Tìm hiểu thêm về chuyện Mỹ nợ Tàu, chúng ta thấy, “con nợ” chính
là người in ra tiền, là người có quyền tăng hay hạ giá đồng tiền đó, do vậy Mỹ
không lo chuyện nợ nần.
Xét về yếu tố tâm lý, khi Tầu tìm không ra nơi nào trên trái đất
này lại an toàn mà có lãi cao như công trái của Mỹ, thì chú Ba mới dám đưa hết
số tiền dành dụm cho Mỹ vay qua việc mua trái phiếu. Người Tầu đang “mồm năm miệng
mười” trước bàn dân thiên hạ, nhưng trong hoàn cảnh này, bên nào bất lợi hơn
thì ai cũng biết.
Bạn đọc hẳn còn nhớ vào thập niên 80 của thế kỷ trước, Mỹ nợ Nhật
(như Mỹ nợ Tàu ngày nay) số tiền rất lớn, khi đó Mỹ tự “hạ giá” đồng Mỹ Kim của
mình, Mỹ đã “giựt nợ công khai” số tiền rất lớn trong số nợ mà người Nhật không
làm gì được.
Vào lúc này, nền kinh tế Mỹ vững vàng, thị trường công nhân ổn định
chưa từng thấy từ 17 năm nay. Chính sách điều tiết lãi xuất của Cục Dự Trữ Liên
Bang (FED) tăng đều đặn, là động thái tiền tệ mang sức mạnh thu hút đồng Mỹ Kim
khắp nơi quay về hiệp phố là chuyện đương nhiên dễ hiểu.
Thị
Trường Chứng Khoán (TTCK) được ví như một
tấm gương, nó phản ảnh đúng tình trạng kinh tế của một nước. Gần đây, VN-Index
hoảng hốt đi tìm đáy, là chỗ đứng thật sự. Sau nhiều tháng chịu sự chi phối của
các bàn tay phù thủy trong lợi ích nhóm, khiến các con số màu xanh “lơ lửng”
trên mây. Ngày 06 tháng 04 là lúc “khắp đất trời là cả mùa Xuân”, VN-Index ở mức
1,204 điểm. Lúc đó, nhiều “đại gia” nhờ đi buôn gió, phất phới tựa giải mây hồng,
được truyền thông lề phải tôn xưng gần gẫy lưỡi như “anh hùng Lê văn Tám”. Cuối
cùng các tấm “huy chương nước bọt” cộng đảng ban cho không giữ được các con số
màu đỏ đi xuống mau lẹ. Tấm thân kinh tế
Việt Nam bịnh hoạn soi mình trong gương, chợt thấy khuôn mặt tái mét, thân hình
tiều tụy!
Do hậu
quả Luật An Ninh Mạng - khí cụ bịt miệng dân của Ba Đình được thông qua, khối ngoại (FDI) tháo chạy khỏi VN-Index đến
8.400 tỷ đồng. Tính tổng số thiệt hại chưa có dấu hiệu dừng lại ở mức hàng chục
tỷ Mỹ Kim vừa “bốc hơi”. Sự kiện này khiến nhà đầu tư trong nước chợt nhận ra
khối ngoại (FDI) rất nhậy cảm với “sức
khỏe” của nền kinh tế trong thời Mafia Vc.
Sau
thời vàng son, VN Index đã bước vào ranh giới Thị trường Gấu (Bear market*) trong 05-2018. Hôm thứ Năm, 12 tháng 07, VN-Index tiếp tục
“phá đáy” ở mức 898 điểm, trong
khi hầu hết các thị trường khu vực vẫn tăng đều.
Tiền
đồng mất giá liên tục 6 tháng nay, từ 22.675 đến 23.400 ăn (1) Mỹ kim, khiến vật
giá tăng cao, đe dọa lạm phát, làm cho khối ngoại FDI tháo chạy; cùng với chính
sách tăng lãi xuất đều đăn của FED... là các yếu tố khiến giới chuyên gia lo ngại
VN-Index sẽ còn “đi tìm đáy” trong vài
tháng nữa.
Các
doanh nghiệp FDI thuộc ngành ôtô tại Việt Nam như Toyota,
Honda đã bất ngờ thông báo ngưng mọi hoạt động xuất xe sang Việt Nam [4], do phi thuế quan của
Việt Nam. Việc này cũng góp phần vào tâm lý hoảng loạn nơi chứng khoán.
Trong chương trình
Café Đá hàng tuần [5] phát hình sáng 09-07 LM Lê ngọc Thanh đã tố cáo Hanoi
in thêm tiền đổ vào mua các cổ phiếu bị khối ngoại bán tháo nhằm cứu VN-Index.
Giải pháp này, theo LM Thanh “chỉ tạo được cảm giác an toàn tạm thời cho người
ngu ngơ, đồng thời làm cho tiền đồng mất giá, gây thiệt hại cho túi tiền của
người dân”.
Mục
Kinh Tế của Báo Trí Thức Trẻ VN.net cũng xác nhận : trong 4 tuần liên tiếp của tháng 05, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bơm
ròng tổng cộng trên 100.000 tỷ đồng vào thị trường.
Đáng lo ngại, số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 6
tháng đầu năm 2018 là 52.800, tăng 39,3% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp có vốn 10 tỷ đồng gia
nhập vào hàng ngũ phá sản tăng mạnh
trên 20%,
nâng tổng số doanh nghiệp “chết lâm sàn” đến 90%. Như vậy, có thể nói tình hình kinh tế của khu vực
doanh nghiệp tư nhân đang gặp khó khăn, nhất là trong thời gian sắp tới.” (Báo Dân Trí 29-6-18)
Trong khung cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Tầu chưa thấy có dấu
hiệu thương nghị, giới chuyên gia đang hết sức quan ngại “Bắc Kinh có thể lấy Việt Nam là nơi trung chuyển để “tuồn” hàng của họ sang Mỹ, né áp thuế cao”. Nếu
Việt Nam không kiểm soát được tình trạng này, Mỹ có thể sẽ trừng phạt, áp thuế,
thậm chí không nhập hàng hóa từ Việt Nam.
Tờ South China Morning Post cho hay, giới
chức tỉnh Quảng Tây hiện đang thúc đẩy ý tưởng hình thành các khu "khu vực
phát triển kinh tế biên mậu", nơi các nhà xuất khẩu Trung cộng có
thể lắp ráp sản phẩm và dán nhãn "made in Vietnam" để né thuế của Hoa
Kỳ.
Hàng hóa của Tầu sẽ trở thành sức ép khủng khiếp dối với thị trường
Việt Nam. Doanh nghiệp nhỏ sản xuất trong nước không thể chống chọi, cạnh tranh
với giá cả rẻ mạt của hàng hóa người Tầu. Người lao động Việt Nam vì vậy sẽ mất
việc làm.
Về lĩnh vực nông nghiệp, chuyên gia kinh tế
Nguyễn Trí Hiếu phát biểu trên Tuổi Trẻ rằng hàng triệu nông dân Việt Nam sẽ bị
thua thiệt do Trung cộng phá giá đồng Nhân dân tệ hơn 3% so với Mỹ Kim.
Căn cứ vào các hiện tượng xẩy ra trong nền kinh tế, thì mỗi khi
hành động, Ba Đình đều ngước nhìn về hướng Trung Nam Hải. Lần này, ngay trong
lúc Mỹ áp thuế trên hàng xuất cảng của Bắc Kinh, cũng là lúc toàn dân đang phản
kháng Trung cộng âm mưu xâm chiếm Việt Nam thì Ba Đình, qua những cuộc tiếp xúc
riêng rẽ bên lề hội thảo chính thức, lại đưa thêm lời “cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp
tác giữa hai đảng” [6]. Hội
thảo Lý luận lần thứ 14 giữa đảng csVN và Tầu diễn ra hôm mùng 06 tháng 7 tại
Saigon với chủ đề “Thực tiễn và kinh nghiệm đổi mới của Hanoi và cải cách mở cửa
của Bắc Kinh”.
Những gì Hanoi cam kết với Bắc Kinh trong khi chiến tranh thương
mại Mỹ - Tầu diễn ra, chỉ là một phần của kế hoạch hợp tác rộng lớn hơn được hai bên ký kết
năm ngoái, thuộc chiến lược đầy tham vọng "Vành đai, Con đường".
Trần Nguyên Thao
July 15, 2018
(*)
Bear market, là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng cổ phiếu trong cùng thị
trường giảm một cách đột ngột, liên tục và kéo dài. Nguợc lại, khi thị trường
tăng giá, gọi là “bull market”
No comments:
Post a Comment