Bộ mặt thế giới trong công nghệ sẽ biến
đổi nhanh chóng, nhờ vào sự dịch chuyển khởi đầu của cuộc "Cách
mạng Công nghiệp 4.0 [1]". Mới đây bạn nghe nói thấp thoáng đến kỹ
thuật 5G [2], cũng là một bước tiến mới của nhân loại, sẽ nói tới trong một
bài khác. Thời gian gần đây, giới cầm quyền đảng csVN lên giọng khoe khoang “Việt
Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế” để đảng csVN sẽ dẫn dắt nhân dân vào hạnh phúc
qua cuộc cách mạng tân tiến mới. Thuật ngữ “công nghiệp 4.0” được Hanoi khai thác
tựa mưu toan lừa đảo giống như năm 2006 từng khua chuông gõ mõ trước khi thành
lập Tập Đoàn Kinh Tế, trong đó Vinashin là tổng công ty, mang danh hiệu “mũi nhọn”
nền kinh tế quốc gia. Khi “quả đấm thép” Vinashin, Vinalines tan chảy các năm
2012 - 2014, cũng là lúc dân Việt Nam phải gánh món nợ hàng chục tỷ Mỹ Kim.
Nắm
độc quyền từ 70 năm qua, 43 trên cả nước, 32 năm đổi mới, đảng csVN phá tan
hoang và đẩy Việt Nam tụt hậu so với các nước trong vùng. Họ lừa dối dân chúng
ngay từ ngày đầu tiên, đến nay vẫn muốn bịt miệng, trói tay, trấn áp... buộc
dân chúng tiếp tục nghe lời phỉnh gạt của họ.
Bạn
thử nghĩ xem, những cán bộ cao cấp trong guồng máy cầm quyền đã không đọc nổi
tên một sản phẩm công nghệ trong thời đại tin học. Như Facebook thì ấp úng, vất
vả mãi mới rặn ra là phê-cờ-bóc. Khi nhìn vào một sản phẩm, thì từ người buôn
thúng bán bưng, bà nội trợ đến cụ già trong xóm cũng đọc và hiểu “made in Viet
Nam” là mặt hàng làm tại nước ta, thì chính ông Thủ Tướng đương nhiệm phải toát
mồ hôi hột mới nói được là ma-dzê-in V i ệ t n a m . . . Đã vậy còn dương
dương, tự đắc nhắc lại mấy lần trước hội nghị "Doanh nghiệp Việt Nam - Động
lực phát triển kinh tế của đất nước" hôm 29-04-2016 ở Sài Gòn.
"Cách mạng Công nghiệp 4.0"
được truyền
thông và nhiều quan chức Vc xem như thuật ngữ thời thượng. Gần như khắp nơi, đều nói đến cụm từ này như
biểu tượng của những “con người trí tuệ” trong một nước có 72 ngàn Giảng Viên
Đai Học, 43 ngàn Thạc sỹ và 24 ngàn Tiến Sỹ. Phong trào to mồm khoe kiến thức
qua nhóm chữ “công nghiệp 4.0” có mang dụng ý lừa dân như kiểu đại tập đoàn
“mũi nhọn quả đấm thép” Vinashin, Vinalines . . . Cuối cùng tiền dân đóng thuế
lại vào túi một phường ăn cắp vô tôi vạ.
Trong
Phiên họp chính phủ tháng 03 năm ngoái, Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc đe nẹt “Các Bộ trưởng cần nhận thức rõ, tránh tình trạng chỗ nào
cũng nói cách mạng 4.0, nhưng hỏi làm gì cho bản thân Bộ mình, ngành mình thì không
ai biết rõ ràng”. Ông Phúc tiếp rằng, nói về cuộc cách mạng 4.0 thì Việt Nam không bi
quan, vì có nhiều tiềm năng, lợi thế, nhưng cần làm rõ xem các lợi thế, các thời
cơ và thách thức đó là gì mới có thể tham gia cuộc cách mạng này thành công.
(Trích Báo Dân Trí 04-04-2017)
Mới
đây, 13-07-2018, khi đến tham dự diễn đàn cao cấp và triển lãm công nghệ 4.0,
Thủ Tướng Phúc nói “cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội tốt để
Việt Nam đảo chiều về đầu tư thương mại [3],
dịch vụ và giáo dục”!
Mời bạn xem sơ tiến trình các cuộc cách mạng công nghệp trên thế
giới: công nghiệp đầu
tiên xuất phát từ thế kỷ 18 khi người ta biết dùng hơi nước và máy móc để thay
cho sức người, sau đó đến lượt điện - dây chuyền sản xuất và các mô hình sản xuất
quy mô lớn ra đời tạo nên cuộc cách mạng thứ 2. Khi máy tính ra đời vào những
năm 1970, bắt đầu cho một loạt thay đổi về cách người ta cách mạng tin học và tự
động hóa bằng robot, cuộc cánh mạng thứ 3 được xướng tên. Và bây giờ, chúng ta
có cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, hay còn gọi là Industry 4.0
"Cách
mạng Công nghiệp 4.0" đang diễn ra tại nhiều nước phát triển, đặc
biệt tại Đức từ năm 2013. Nó
mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế.
Nhưng đồng thời đặt ra cho nhân loại nhiều
thách thức phải đối mặt trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.
Công
nghiệp 4.0 đang phá vỡ hầu hết
ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự
chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị
doanh nghiệp.
Công
nghiệp 4.0 cũng có mặt trái rất đáng sợ đối với các quốc gia đa số có nguồn
nhân lực vận hành bằng “cơ bắp”, quen thuộc với lối làm công cho các công ty nước
ngoài như kiểu Việt Nam. Gia đình nào có công nhân làm cho công ty nước ngoài
được hàng xóm cho điểm “gia đình danh giá”. Bạn sống và làm việc tại quốc gia
đa phần cung cấp nhân công phổ thông cho lảnh vực FDI, thì công nghiệp 4.0 sẽ
giết chết thị trường công nhân lao động.
Những con robot, hay máy móc, sẽ được kết nối vào những hệ thống
máy tính (như hình minh họa). Các hệ thống này sử dụng thuật toán machine
learning để học hỏi và điều khiển máy móc, cần rất ít hoặc thậm chí là không cần
sự can thiệp nào từ con người cả. Đây là lý do mà nhiều người gọi Industry 4.0
như là một "nhà máy thông minh". Loại nhà máy này sẽ cung cấp cho
nhân loại những sản phẩm hoàn hảo, phẩm chất cao, giá thành rẻ. Vì thế, các sản
phẩm làm ra từ các nhà máy dùng công nhân tay chân không thể cạnh tranh nổi.
Muốn
đầu tư thành công vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quốc gia đó phải theo một
thể chế thực sự phục vụ người dân, đem lại dân chủ, tự do với nền giáo dục giáo
dục hội nhập vào các chuẩn mực mới, và nền pháp quyền đích thực để mọi thứ đều
minh bạch trước nhà đầu tư, công nhân và người dân. Từ căn bản đó, mới biết sẽ
làm gì trong thế giới đang mạnh mẽ tiến vào cuộc cách mạng thứ 4 trong nền công
nghiệp.
Nhưng
nếu quốc gia nào không chuẩn bị bước vào kỷ nguyên 4.0, thì trong khoảng 10 hay
tối đa 15 năm nữa, cũng sẽ bị đào thải hoàn toàn khỏi đà tiến nhân loại.
Bạn
thử nhìn kỹ lại xem, cs Việt Nam đã có những điều kiện nào. Nếu không có các điều
kiện vừa đủ, sẽ tới lúc muốn hiến quốc gia thành một xưởng thợ, chỉ muốn kiếm
bát cơm theo kiểu làm tôi người ngoài như bây giờ Hanoi đang làm, e cũng khó.
Nếu
Hanoi còn duy trì lối giáo dục ngu dân, thi cử gian lận, khắp thế giới đều dè bửu;
vốn liếng nghèo nàn; nhân lực thì phải hồng hơn chuyên hay phải là hậu duệ; có
tiền; quan hệ; sau cùng mới đến trí tuệ. Một nước có tình trạng như vừa nói mà
cố tình bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 theo một số cơ chế trung gian
tán tỉnh, mối lái thì đúng là cái bẫy bọn Mafia đã giăng sẵn như Vinashin,
Vinalines để qua đó, đám cầm quyền bòn rút vô tôi vạ nguồn lợi quốc gia; còn
đám cơ chế trung gian lại kiếm mớ tiền qua việc gả bán máy móc công nghệ cũ do
các nước đào thải.
Chắc
bạn đọc còn nhớ Vinalines
mua tầu giá 661 tỷ, đến khi muốn bán có 89 để khỏi lỗ thêm [4] cũng khó
khăn! Tiền khác biệt giữa giá “ma” và giá “thật” phải vào túi quan tham và
trung gian môi giới (?)
Tương
lai là của thế hệ Trẻ Việt Nam, các bạn tự xem xét và quyết định lấy vận hội của
đời mình.
Trần Nguyên Thao
July
15, 2018
[4] https://tuoitre.vn/vinalines-mua-tau-661-ti-sau-10-nam-xin-ban-89-6-ti-cat-lo-20180424100401905.htm
Tham khảo :
http://www.leisenberg.info/2017/06/16/digital-transformation-industry-4-0-and-the-internet-of-things-attempt-of-a-clarification-for-smes/
No comments:
Post a Comment