Bạn đọc thường thấy truyền
thông lề đảng ca ngợi triển vọng kinh tế Việt Nam lúc nào cũng nằm trong vận
hội mới, nhân công rẻ, thể chế chính trị ổn định, tiềm năng rất lớn và cơ hội
đầu tư cao, . . . Từ bức tranh mầu hồng
vừa nói đã “vẽ” ra số liệu GDP của Việt Nam tăng đều đặn. Nhưng khi đối chiếu
với đời thường lại khiến cho nhiều giới băn khoăn : kinh tế lên mà sao dân vẫn
khổ, nợ công lại cao, đến độ không còn khả năng vay mượn . . . Các thông tin
trái nghịch nhau khiến bạn sống trong môi trường “nhiễu sóng”. Bài này bằng lối
trình bầy đơn giản nhất, nêu lên những sự kiện gần đây, giúp bạn nhận ra phần
nào thực trạng nền kinh tế khi đọc các
số liệu tăng trưởng GDP do chế độ công bố.
GDP viết tắt từ Gross domestic product là số liệu tổng sản phẩm quốc nội,
ghi lại kết quả sản xuất hàng hóa, dịch vụ, do người cư ngụ cùng một vùng hay
quốc gia trong thời gian nhất định nào đó, thường là một, ba, sáu tháng hay mỗi
năm. Cách tính GDP là một ngành đòi hỏi chuyên môn. Có (3) phương pháp để tính
GDP :
chi
tiêu, trị giá gia tăng và thu nhập [1].
GDP thường được sử dụng để phân tích cơ
cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, trình độ phát triển và mức
sống của con người.
Sau năm 1975, cán bộ Vc ngoài Bắc
vào Nam khoe khoang : để tạo tính bất ngờ và tiết kiệm xăng nhớt, máy bay của
ta “núp trong mây” chờ cho khi máy bay Mỹ bay gần, các đồng chí lái của ta mới
cho máy bay xông ra đánh úp khiến giặc lái của Mỹ trở tay không kịp, bị ta bắt
sống ngay trên mây!
Từ sau ngày Việt Nam mở cửa, 1986
cán bộ Vc làm quen và nói một cách rất “hồn nhiên” trước công chúng về nhóm chữ
GDP. Nhưng nếu hỏi rạch ròi về ý nghĩa GDP ra sao thì hầu như ú a, ú ớ. Đa số
cán bộ Vc cũng chỉ nói đến GDP với chủ tâm “lòe” dân, như câu chuyện máy bay
núp trong mây.
Từ lâu nay GDP Việt Nam là những
số liệu gây ra nhiều nghi ngờ, tranh cãi, kể cả những chuyện rất “bất ngờ”,
nghe đến ai cũng há họng, ngạc nhiên . . . Phía
nghi ngờ cho rằng, GDP Việt Nam được trình bầy theo hướng “tô hồng”. Kẻ
cầm quyền thì “chưa hài lòng”, còn muốn tô “đậm” hơn nữa “mới đạt” đúng chỉ
tiêu của đảng.
Tiến sỹ Vũ quang Việt, từng phục vụ tại Cục Thống Kê Liên
Hiệp Quốc cẩn trọng rằng : “có thể tạm kết luận là tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam do
Tổng Cục Thống Kê tính là cao hơn sự thật”.
Còn Tiến sỹ Nguyễn bích Lâm, Tổng Cục Trưởng
Thống Kê lại nói : “kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại một số hoạt động
kinh tế chưa quan sát được. Đối với các hoạt động này, chúng tôi đã nghiên cứu
và soạn thảo đề án “thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát ở
Việt Nam”, nhằm tính toán bổ sung vào quy mô GDP trong thời gian tới”.
Đề án này đưa ra nhằm
thi hành ước muốn của nội các đương nhiệm, mong tìm mức thu nhập của các ngành
nghề hoạt động ngầm trong phạm vi gia đình hay các loại nghề bất hợp pháp như
cờ bạc, mãi dâm, buôn lậu . . . để làm cho tổng sản lượng quốc gia (GDP) có thể
tăng thêm đến 31% nữa.
Việc tính toán kinh tế ngầm vào GDP bị đa số chuyên
gia tố cáo là, âm mưu này chỉ nhằm phục vụ mục đích làm cho GDP có vẻ lớn hơn
khiến quy mô nợ công giảm xuống và tiềm ẩn nguy cơ nới rộng hơn trần nợ công.
Tức là Hanoi
thấy hết tiền đến nơi, phải chuẩn bị tài liệu để đi vay thêm nợ.
Chủ nhiệm Khoa, trường Đại học
Xây dựng, Hà Nội, Giáo Sư Nguyễn đình Cống trong một bài viết có đoạn : “được thông báo GDP của quốc gia tăng ngoạn mục mà cứ băn
khoăn. Nó tăng nhờ cái gì? Tại sao GDP như vậy mà nợ nước ngoài vẫn
tăng và không biết GDP tăng thì toàn dân được lợi gì? Riêng lão già
hưu trí như tôi thấy bị thiệt so với mấy năm trước vì lương hưu tuy có
thêm chút ít , nhưng lạm phát và giá cả tăng nhanh hơn”.
Dân chúng chưa bao giờ được chính
thức thông báo, Việt nam tính GDP theo phương pháp nào. Còn Tổng Cục
Thống Kê nói là GDP của Việt Nam
tính theo thông lệ quốc tế.
Giới chuyên gia nói là Hanoi
tính GDP theo phương pháp chi tiêu
: GDP = ( tiêu dùng + đầu tư + xuất khẩu ) - nhập khẩu. Phương pháp này đo lường GDP bằng cách
thu thập các dữ liệu về :
* Tiêu dùng của toàn dân (C : consumtion)
* Tổng vốn đầu tư (I : Investment)
* Chi tiêu của chính phủ (G:Government
Spending)
* Xuất khẩu (X : Exports)
* Nhập khẩu (M : Imports)
X-M: xuất khẩu ròng (NX).
Do giá trị tổng sản lượng hàng
hóa dịch vụ của nền kinh tế (Y) phải bằng tổng chi tiêu để mua lượng hàng hóa
và dịch vụ đó nên tổng chi tiêu bằng
GDP (Y) = C + I + G + X-M [3]
Xuất khẩu (X) là hàng hoá, dịch
vụ được sản xuất ở trong nước, đem bán
ra cho người tiêu dùng ở nước ngoài.
Nhập khẩu (M) là những hàng hoá
và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài, được mua về để tiêu dùng trong nước.
Nếu X > M gọi là xuất siêu; M
> X gọi là nhập siêu; X = M là cân bằng thương mại.
Trên thực tế, theo Giám
đốc Nghiên cứu Phát triển Ngân hàng MB (Military
Commercial Joint Stock Bank), Đàm nhân Đức “tăng trưởng về quy mô cũng như về số lượng
của chỉ tiêu GDP thực ra chưa phản ánh được đầy đủ bức tranh của nền kinh tế,
chẳng hạn doanh nghiệp FDI chuyên về khai thác tài nguyên sẽ chuyển phần lợi
nhuận về nước họ nhưng vẫn được thể hiện trong GDP của Việt Nam”.
Còn những khoản tiền khổng lồ
khác do tham nhũng được chuyển ra bên ngoài để mua các loại bất động sản, đầu
tư, cất dấu trốn thuế, chi tiêu xa xỉ . . . những số liệu chi tiêu to lớn vừa
nói chắc chắn là của những người thuộc nhóm quyền lực trong nước, là tiền thuộc
mục “tiêu dùng toàn dân” được tính vào GDP, nhưng thực tế khối tài sản đó đã
được chuyển bằng nhiều cách ra khỏi nước rồi!
Bất
cứ dự án đầu tư nào do cán bộ nhà nước hay do Bắc Kinh thực hiện như dẫn chứng dưới đây, mà tham nhũng
càng nhiều, lãng phí càng lớn, chất lượng càng kém thì GDP càng tăng!
Dự án sửa chữa
đoạn đường
số 356
chỉ dài
2.2
cây số, nằm từ ngã ba Nguyễn bỉnh Khiêm đến đập Đình Vũ, Hải Phòng.
Theo các số liệu Thanh tra đưa ra,
vốn đầu tư ban đầu cho đoạn đường ngắn này chỉ là 314,9 tỉ đồng. Nhưng sau đó, vốn bị
"đội lên" tới 1.310,9 tỉ đồng, tương đương 56 triệu Mỹ Kim.
Nếu đoạn đường này không phải sửa chữa thêm nữa, thì 1.310,9 tỷ sẽ được coi là
tiền đầu tư hạ tần cơ sở, cộng trong GDP. Nhưng giá trị thật của đoạn đường là
rất nhỏ
, trong
khi số liệu “ma” khác biệt gần 1000 tỷ [5]. (báo Giao Thông Vận tải
18-07-18).
Đường tàu điện đầu tiên của Việt Nam,
được xây dựng bởi nguồn vốn ODA của Trung cộng, chạy thử nghiệm đầu tiên vào tháng 8/2018. Tàu
điện ngầm ở Hà Nội dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2019, trễ bốn năm so
với lịch trình dự kiến. Tổng mức đầu tư đổ vào dự án này lên đến 18.000 tỷ đồng
(770 triệu Mỹ Kim), gấp hơn
hai lần so với kế hoạch ban đầu là 8,7 nghìn tỷ đồng.
Theo báo Dân Trí, thời gian qua, một số dự án
liên quan đến vay vốn, hợp tác với Trung cộng tại Việt Nam đã để lại
tiếng xấu và hệ lụy rất lớn cho nền kinh tế, như các công ty : phân đạm Hà Bắc, Ninh Bình, gang thép Thái
Nguyên giai đoạn hai . . .
Gần đây nhất, tang lễ của chủ
tịch nước, ông Trần đai Quang, ước lượng lên đến khoảng 20 tỷ đồng, cũng thuộc
khoản chi tiêu chính phủ (G:Government
Spending)
Quỹ Heritage ở
Washington, Hoa Kỳ công bố kết quả điều nghiên đầu năm nay về “Chỉ số tự do
kinh tế 2018”, theo đó Việt Nam xếp hạng 141/180 với 53,1 điểm, mức tổng điểm
thấp hơn điểm bình quân khu vực và thế giới. Trong 43 nền kinh tế khu vực châu
Á – Thái Bình Dương, Việt
Nam đứng hạng 35, thua Lào (53,6 điểm, hạng 34), Myanmar (53,9 điểm, hạng 33)
và Campuchia (58,7, điểm hạng 22) [7].
Viện Toàn cầu
McKinsey (MGI) trong khảo sát mới nhất (Sept 14) dẫn
chứng [8]
“Việt Nam có một số lượng lớn doanh nghiệp nhà nước kém năng suất, với tỉ lệ
tăng trưởng hằng năm chỉ đạt 3,8% từ 2006-2016, trong khi các doanh nghiệp tư
nhân đạt 4,9%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,7%”. Đây là minh chứng, nền kinh tế và thị
trường công nhân lệ thuộc nơi người ngoài.
Đến đây thì
hẳn bạn đọc đều quá rõ lý do dân vẫn khổ, mà số liệu GDP của Việt Nam
vẫn tăng.
Cái thuở Vc cai
tri bằng lừa phỉnh đang qua mau chóng. Cuộc cách mạng tin học sẽ giúp người dân
chòang tỉnh dậy, bước ra khỏi cơn mê, và nhận ra rằng, phải dứt bỏ chủ nghĩa xã
hội bịp lừa mới có cơ may đưa Dân Tộc Việt Nam khỏi tình huống tụt hậu đương
thời.
Trần Nguyên Thao
September 18,
2018