Chế độ
Hanoi đang sa chân vào đêm đen kinh
tế với nhiều tử huyệt về nợ công quốc gia, nợ xấu ngân hàng, khủng hoảng ngân
sách, cạn kiệt luôn các nguồn ngoại viện từ viện trợ ODA ưu đãi, kể cả kiều hối
cũng giảm sút thê thảm . . . Cùng với niềm tin rất mong manh ngay trong hàng
ngũ đảng viên và làn sóng phẫn nộ tột cùng trong dân chúng. Nhưng gần đây những
biến chuyển trên thế giới lại mở ra cơ hội vô cùng to lớn, do bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay tạo
ra. Nếu Hanoi bỏ lỡ vận hội
phen này, thì chẳng những Việt Nam sẽ vẫn ở mãi trong tình trạng tụt hậu kinh
tế; mất biên cương, biển đảo, mà còn bước hẳn vào con đường nô lệ Tầu cộng
trong thời gian không xa.
Các
biến cố đưa đến đổi thay cuộc diện thế giới từ cổ chí kim đều có nguồn gốc từ
kinh tế, tài chánh. Nói nôm na là “tranh ăn”. Vùng Đông Nam Á, nơi còn nhiều
tài nguyên hơn các nơi, hiện đang tập trung các tranh chấp đa phương dẫn đến
hình thành cuộc diện mới của thế giới trong kỷ nguyên 21. Lời qua tiếng lại,
với sức mạnh quân sự yểm trợ đang tăng tốc.
Không bên nào lùi bước thì súng đạn nhập cuộc.
Chẳng
phải ngẫu nhiên mà cựu ngoại trưởng Mỹ, Tiến Sỹ Henry
Kissinger, năm 1971 từng
bán đứng Nam Việt Nam [1] trong chuyến tiền trạm đến Bắc Kinh, chuẩn
bị cho Tổng Thống Mỹ, ông Nixon thăm Trung cộng năm sau đó. Tài liêu này dược
giải mật năm 2002. Nay ông Henry Kissinger đã trên 95 tuổi, còn lọm khọm đến
Bắc Kinh gặp Tập cận Bình hôm mùng 08 tháng 11, với dụng ý gì (?) vào thời điểm
trước ngày TT Trump gặp ông Tập Cận Bình, 29 tháng 11 bên lề Hội nghị G20 tại
Buenos Aires, Argentina.
Sau 5 ngày Kissinger gặp Tập cận Bình, Hoa thịnh Đốn lần đầu
tiên kêu gọi Bắc Kinh rút các ổ tên lửa triển khai phi pháp khỏi các thực thể
tranh chấp với Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Và tái khẳng định rằng mọi quốc
gia cần tránh giải quyết tranh chấp bằng những hành vi áp đặt hay đe dọa.
Một ngày sau khi Hội nghị khối ASEAN
bế mạc, phát biểu với thủ tướng Lý Hiển Long trong khuôn khổ thăm viếng chính
thức Tân Gia Ba, phó tổng thống Mỹ, Mike Pence đã xác định nguyên văn: “Biển
Đông không thuộc về bất kỳ một quốc gia duy nhất nào [2] và quý vị có thể
chắc chắn rằng : Hoa Kỳ sẽ tiếp tục triển khai tàu thuyền và máy bay đến bất cứ
nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, và lợi ích của Mỹ đòi hỏi”.
Hanoi chắc chắn biết rõ lý do nào Hoa Thịnh Đốn lại
có thái độ cứng rắn chưa từng thấy trong vấn đề Biển Đông [2]. Và tại sao tờ giấy “nợ” đòi Hanoi phải cân bằng thương mại
trao tận tay cho Ba Đình cách nay trên 6 tháng, được Hoa Kỳ làm ngơ chưa nhắc
gì đến việc năm 2017, Việt Nam xuất siêu sang Mỹ tới 38 tỷ Mỹ Kim. Điều này
giải thích tại sao nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc rất lớn vào Trung cộng lại
chưa mấy ảnh hưởng xấu vào ngay lúc này, trong cuộc chiến thuế giữa hai siêu
cường đang diễn ra.
Nhiều nhà lãnh đạo khối ASEAN tỏ ý lo
ngại ngay trong hội nghị của khối này vừa bế mạc hôm 15 tháng 11 tại Tân Gia Ba,
theo đó cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh có thể gây
ra một "hiệu ứng domino"
của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong khu vực.
Trong cuộc gặp với ông Tập cận Bình sắp tới, Tổng
Thống Trump đã cầm sẵn dự thảo thỏa thuận thương mại với phía Trung cộng.
Trường hợp không đạt được kết quả nào về thương mại
song phương, Hoa Kỳ sẽ đánh thuế trên
toàn bộ hàng hóa nhập cảng từ Trung cộng vào Mỹ.
Tại hội nghi APEC, bế
mạc hôm 18 tháng 11, ở quốc gia nhỏ bé, Papua New Guinea, ba mặt bao bọc bằng bờ Đông Thái
Bình Dương, Phó Tổng Thống Mỹ, Mike Pence đã đấu khẩu với Chủ Tịch Trung cộng,
Tập Cận Bình, trong động thái cam kết “bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải ở các
đảo Thái Bình Dương”. Đồng thời đưa ra tuyên bố Mỹ sẵn sàng “tăng gấp
đôi” thuế xuất đánh vào hàng hóa Trung cộng bán sang Mỹ.
Trước đó, TT Trump thẳng thừng điểm mặt Bắc Kinh là
"lũ cướp", cướp công ăn việc làm, cướp tài sản trí tuệ, không tôn
trọng lời hứa, không tôn trọng luật chơi . . . Và sứ mệnh cử tri Mỹ giao cho
ông Trump thẳng tay trừng phạt Bắc Kinh qua cuộc bầu cử giữa kỳ (Nov 06), duy
trì đa số Nghị Sỹ đảng Cộng Hòa tại Thượng Viện
- cơ chế kiểm soát chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Chưa ai biết nôi dung thỏa thuận thương mại song
phương Mỹ-Tầu là gì. Tuy nhiên, căn cứ vào thái độ tự tin của TT Trump khi ông tuyên
bố "Trung cộng đang
rất muốn đạt được một thỏa thuận" [4]. Như vậy, rất có thể trong
chuyến “đi đêm” nói trên đến Bắc Kinh “cụ già” Henry Kissinger đã “gả bán món
hàng gì” thì mọi người sẽ nhận ra trong cuộc diện thế sự xoay chuyển khó lường!
Quốc hội Mỹ nhận thấy tốc độ và quá trình quân
sự hóa do Bắc Kinh thực hiện liên quan tới các hoạt động bồi đắp trên Biển Đông
đang gây bất ổn cho an ninh của các đồng minh cũng như các đối tác của Mỹ. Nhận
định này là lý do chính có luật về chính sách quốc phòng
(NDAA) vừa được thông qua với tỷ lệ áp đảo tại Quốc Hội Mỹ, và dự trù
kinh phí 716 tỷ Mỹ Kim, theo đó, Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á sẽ được hưởng
lợi từ NDAA 2019.
Trước
những cơ may, vận hội hiếm có, Hanoi phải chọn lựa thái độ thích ứng với chính
sách " xoay trục" của các cường quốc, kiến tạo nên một “Ấn Dộ Dương
& Thái Dương tự do và rộng mở” (FOIP) nhằm đối trọng lại OBOR (Nhất đới
nhất lộ) của Tầu.
Trường hợp khôn ngoan, thì Hanoi phải nhận ra như cựu Bộ Trưởng
Kế Hoạch, Tiến Sỹ Nguyễn tiến Hưng, trong nhận định trên trang BBC hôm mùng 02
tháng 11:
“Về
kinh tế, thì thị trường Mỹ - hiện đã là thị trường để Việt Nam xuất cảng nhiều
nhất - sẽ mở rộng ra thêm nữa cho Việt Nam với những lợi ích về đầu tư, kỹ
thuật, thông tin, và ưu đãi về thuế nhập cảng, như thép, nhôm - miễn là không
phải xuất xứ từ Trung cộng. Từ Thế Chiến II, chưa có nước nào trên thế giới này
từ Đức, Pháp, Anh, Ý tới Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Singapore,
Thái Lan giàu mạnh lên được mà không nhờ thị trường Mỹ”.
Trong
tình thế, Hanoi nhìn về tương lai đầy tăm tối, ngoài Hiệp Định CPTPP sẽ có hiệu lực
triển khai vào đầu năm 2019 có thể đưa lại cho Hanoi món ăn ngay và nhanh.
Người quyền uy cao nhất đảng csVN đã ra lệnh cho quốc hội, có
trên 95% là đảng viên [5] chuẩn thuận Hiệp Ước CPTPP hôm 12 tháng 11, sau 6
nước khác. Còn 4 nước nữa chưa phê chuẩn Hiệp Định này là : Brunei, Chile,
Malaysia và Peru.
CPTPP được 11 nước ký ngày 8/3/2018 tại Santiago (Chile)
gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand,
Peru, Singapore và Việt Nam. Muốn có hiệu lực, Hiệp Đinh này cần 6 nước phê
chuẩn.
Sau khi Hoa Kỳ rút ra đầu năm 2017, Hiệp định TPP đổi tên thành
CPTPP đã giới hạn tầm ảnh hưởng trên thị trường gần 500, thay vì 800 triệu
người, chỉ chiếm hơn 13%, thay vì 30% kinh tế toàn cầu. Nhưng cũng là thỏa
thuận mậu dịch lớn nhất trên thế giới hiện nay.
Chương 19 Hiệp định CPTPP đòi hỏi, công nhân được quyền lập cộng
đoàn độc lập, nhưng Việt cộng vì muốn thao túng công nhân, đang tung ra khái
niệm công đòan độc lập là tổ chức chính trị, để làm cho công nhân ngần ngại
tham gia. Mặt khác, Hanoi âm mưu tổ chức công đòan độc lập “quậy”. Đồng thời ra
sức củng cố thế lực Tổng Liên Đoàn Lao Động, cơ chế trực thuộc đảng, chuyên thủ
lợi cho đảng.
Hiệp
định thương mại FTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư IPA giữa Việt Nam với EU mới được
Ủy Ban Thương Mại EU thông qua hôm 17 tháng 10. Nhưng
muốn có hiệu lực, cần có sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và Nghị
viện các nước thành viên.
Hai
cơ chế cao nhất EU có thể xem xét hai Hiệp Định vưa nói vào mùa Xuân năm tới,
thì biến cố Hanoi tổ chức bắt cóc Trịnh xuân Thanh tại Bá Linh tháng 07 năm
ngoái lại dấy lên trong công luận, khiến không khí chính trị EU phủ đen trên
hai văn bản thương mại và đầu tư với Hanoi:
Cuộc
thương thảo để trả Trịnh xuân Thanh về Đức đã được Bá Linh và Hanoi thảo luận
từ hôm mùng 02 tháng 11. Nhưng trong nội bộ của Ba Đinh còn đang giằng co: Phía
các cơ quan lo kinh tế, tài chánh thì gây áp lực để Trinh xuân Thanh về lại
Đức. Còn phía Bộ Nội Vụ, Công An thì chống đối đến cùng.
Gần
đây, một nước Âu Châu khác, Cộng Hòa Slovakia, có tiếng nói về Hiệp Ước thương
mại FTA và hiệp ước đâu tư IPA, lại bị truyền thông “khui” ra :
Hanoi đã lợi dụng lòng hiếu khách của nước này, mượn chuyên cơ riêng của
Slovakia chở Trịnh xuân Thanh ra khỏi khối Schengen. Nội Các đương nhiệm
của Slovakia đã ra lệnh truy tố nội vụ. Kênh ngoại giao chính thức giữa thủ đô Bratislava
[6] với Hanoi bị tạm thời đóng băng.
Hôm 15 tháng 11, Nghị
Viện EU đã đưa ra nghị quyết [7], trong đó điều 8 kêu gọi nhà cầm quyền
Việt Nam công nhận các công đoàn độc lập; Điều 15. Kêu gọi Việt Nam cam kết cải
thiện tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản ở Việt Nam, vì đó là mấu
chốt của quan hệ song phương giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, đặc biệt là
liên quan tới việc phê chuẩn các văn bản thương mại đã thương thảo từ 5 năm
trước.
Tình thế mới này đưa hai bản văn thương mại FTA
và đầu tư IPA lâm vào hoàn cảnh chênh vênh đột ngột. Hanoi đổ ra bao nhiêu tiền
của trong các chuyến quốc tế vận và đi đêm nhương bộ nay trở thành công cốc.
Xem ra loài người trên trái đất, không còn mấy
nơi dung túng, dù chỉ một phần những gian xảo lọc lừa bóc lột vô luân của các
chế độ tàn ngược dùng khủng bố, trấn áp người dân của mình như phương tiện để
cai trị, nhằm kiếm tìm sự phục tùng tuyệt đối.
Trần
Nguyên Thao
November
18, 2018
[2] http://vi.rfi.fr/chau-a/20181116-pho-tong-thong-my-bien-dong-khong-phai-cua-rieng-nuoc-nao
[3]
https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/quan-su/my-lan-dau-cong-khai-yeu-cau-trung-quoc-rut-ten-lua-khoi-truong-sa-3838355.html
[6]
https://www.google.com/search?q=bratislava&oq=Bratislava&aqs=chrome.0.0l6.6900j0j7&sourceid=chrome&ie=UTF-8
[7]
https://www.danluan.org/tin-tuc/20181116/nghi-quyet-cua-nghi-vien-chau-au-ra-ngay-15-thang-11-nam-2018-dac-biet-la-tinh-hinh
No comments:
Post a Comment