Lac Viet Humanistic Culture

Tuesday, November 30, 2021

TRẦN NGUYÊN THAO – HỆ LỤY ĐÈ LÊN KINH TẾ VIỆT NAM, DO NỢ XẤU NGÂN HÀNG GẤP ĐÔI

 


       Hệ lụy đè lên Kinh Tế Việt Nam,

DO NỢ XẤU NGÂN HÀNG GẤP ĐÔI.

 Trn nguyên Thao

Tài sản của khối Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) đang trở thành mối quan ngại lớn đối với nền Tài Chánh quốc gia. Tính đến ngày 30/9/2021, tổng nợ xấu của 27 ngân hàng ở mức trên 113 nghìn tỷ đồng, tăng gần 26% so với đầu năm. Nợ xấu toàn khối NHTM được xác định tăng khoảng 8% cao gấp đôi chỉ trong 12 tháng. Nếu xét tới cả nợ tiềm ẩn, tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM lớn hơn nhiều so với những gì được nói tới trong báo cáo tài chính. Nợ xấu sẽ đẩy nền Tài Chánh Việt Nam vào một cuộc khủng hoảng tài chánh và góp phần vào “rủi ro lạm phát với áp lực rất lớn” năm 2022.

Hạ tuần tháng Giêng 2021, Tạp Chí Tài Chánh cho công luận thấy sự âu lo của Tiến Sỹ Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV tính toán, hiện lượng nợ đang được cơ cấu lại thời hạn trả nợ vào khoảng 355 nghìn tỷ đồng. Nếu chia cho tổng dư nợ hiện nay là 8,5 triệu tỷ đồng thì nợ xấu tiềm ẩn từ nợ cơ cấu là 4%. “Dù hy vọng 50% số nợ cơ cấu quay lại nợ tốt, nhưng như thế tỷ lệ nợ xấu cũng khoảng 2%. Cộng với tỷ lệ nợ xấu nội bảng hiện tại là hơn 2% thì nợ xấu lên tới 4%. [1] Từ lúc đó giới chuyên ngành đã thấy khó khăn thách thức rất lớn đang chực chờ đối với NHTM vào dịp cuối năm 2021”. 

Sau khi khối NHTM đã thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn hoãn theo hướng dẫn của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN), Phó thống đốc NHNN, Nguyễn Kim Anh hồi cuối tháng 9/2021 đã xác nhận trước Ủy Ban Kinh tế Quốc Hội về tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu tiềm ẩn toàn khối NHTM đến cuối năm nay dự kiến sẽ ở mức từ 7,1% - 7,7%, xấp xỉ 8%. [2] Hệ lụy của nợ xấu tăng cao sẽ ảnh hưởng rất xấu lên nền Kinh Tế trong các năm kế tiếp.

Ngược dòng thời gian: năm 2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ngân hàng là 2,46%, năm 2017 giảm xuống còn 1,99%, năm 2018 còn 1,91%, năm 2019 là 1,63% và năm 2020 là 1,76%. Nếu tính cả khoản nợ đã bán cho VAMC nhưng chưa xử lý được và nợ xấu tiềm ẩn thì năm 2016 là 10,58%, năm 2017 là 7,36%, năm 2018 là 5,85%, năm 2019 là 4,43% và sang đến năm 2020 là 3,81%.

So sánh nợ xấu ngân hàng ở hai thời điểm, tháng Giêng đến cuối năm 2021, đều do những tiếng nói thẩm quyền chuyên ngành, qua Tạp Chí Tài Chánh, trực thuộc Bộ Tài chính; Là cơ quan báo chí có bề dày truyền thống lâu đời nhất của ngành Tài chính với gần 60 năm trưởng thành và phát triển, cho thấy chỉ chưa tròn 12 tháng, nợ xấu toàn NHTM tăng gấp đôi.

Nợ xấu của khối NHTM được dự báo sẽ còn tiếp tục kéo dài sang các năm sau khi doanh nghiệp chưa thể phục hồi và những khoản nợ sau khi được tạo điều kiện cơ cấu lại nhưng vẫn không thể cải thiện sẽ buộc hệ thống phải chính thức ghi nhận là nợ xấu.

Đó là chưa tính đến tương lai khi gói kích cầu được chấp thuận bằng cách hỗ trợ lãi suất mỗi năm khoảng 20.000 tỷ, hai năm khoảng 40.000 tỷ. Nếu hỗ trợ 4% thì tín dụng có 1 triệu tỷ đồng đưa vào nền kinh tế, như Bộ Tài Chánh mong đợi.

Trong lúc Việt nam vẫn chưa kiểm soát được CoVid lây lan, khoản tín dụng lớn được hỗ trợ lãi suất như thượng dẫn, nếu không hoàn toàn dùng cho sản xuất, mà lại đem đầu tư “nóng” vào Thị Trường Chứng Khoán, Bất Động Sản dễ bị bong bóng hay dịch vụ thua lỗ, thì chẳng những NHTM không thu được lãi mà còn mất luôn vốn. Khi đó nợ xấu ngân hàng sẽ rất xấu. Ngành tài chánh sẽ rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Năm 2009, do nhu cầu đầu tư tiêu dùng, CSVN đưa ra gói kích cấu 122.000 tỷ đồng (6,9 tỷ Mỹ kim). Trong đó, riêng năm 2009, dành 106.600 tỷ đồng (5,7 tỷ Mỹ kim), tương đương 5,6% GDP lúc đó để kích cầu kinh tế. Bộ trưởng Kế Hoạch Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng cho biết gói kích thích này khiến lạm phát tăng cao, năm 2010 và 2011 lần lượt là 9,2% và 18,6%. Đầu tư dàn trải gây nợ đọng lãng phí, nhiều dự án đình hoãn từ năm 2011 đến nay chưa giải quyết được hậu quả.

Do kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng năm 2009, hôm 12/11, trước Quốc Hội, Thống Đốc NHNN Nguyễn thị Hồng cảnh báo, năm 2022, “rủi ro lạm phát có áp lực rất lớn”.[3]

Tháng 9 năm 2020, báo cáo Tái Chánh ghi nhận Đảng CSVN nắm giữ 7 ngân hàng thương mại quốc doanh: Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV, GPBank, CBBank và OceanBank có tổng tài sản lớn hơn toàn khối ngân hàng tư nhân, đạt trên 5,2 triệu tỷ đồng, tăng 7,12% so với đầu năm và giữ tỷ trọng lớn nhất với 43,4%. Trong đó có 3 ngân hàng là BIDV, VietinBank và Vietcombank, mang 40 ngàn tỷ đồng nợ xấu , mà 50% số nợ này đang đứng trước nguy cơ sẽ mất vốn hoàn toàn [4].

Báo cáo tài chính quý III/2021 (30/9/2021) vừa công bố, dư nợ xấu chỉ tính tại 27 NHTM niêm yết cổ phiếu và giao dịch trên thị trường chứng khoán đã tăng lên con số 113.006 tỷ đồng, tức cao hơn 26% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, Nam Á Bank có mức nợ xấu cao nhất lên tới gần 150%, đạt 1.894 tỷ đồng. Số ngân hàng có nợ xấu tăng chiếm xấp xỉ 2/3. Vào thời điểm này năm 2020, mới có 23 NHTM mang nợ xấu.

Khối NHTM quốc doanh gây ra một khoản nợ xấu khổng lồ. Trong đó có 4 ngân hàng quốc doanh, năm 2020 từng mang “Bad Name” về nợ xấu, năm nay lại tiếp tục được “bảng vàng đề danh”:

·    Agribank giữ vị trí "quán quân" đứng đầu 10 ngân hàng có nợ xấu với gần 24.429 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cuối năm trước (báo cáo tài chính riêng lẻ, Quý II/2021).  

·   BIDV, đoạt giải nhì, với 21.433 tỷ đồng, chiếm 1,61% tổng dư nợ cho vay khách hàng,

·   Vietcombank (VCB) và VietinBank (CTG) đứng vị trí tiếp theo với mức tăng lần lượt là 108% và 90% so với đầu năm.

Tổng nợ xấu của Vietcombank và VietinBank đạt xấp xỉ 30.000 tỷ đồng. Riêng số nợ tăng thêm của hai “ông quốc doanh” này lên tới trên 14.200 tỷ đồng, chiếm hơn 60% số nợ xấu tăng của gần 30 nhà băng thuộc khối NHTM.

Như vậy, quy mô nợ xấu của 4 ngân hàng quốc doanh gồm Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank tính đến hết tháng 9 trên 67.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 58,1% tổng nợ xấu của các ngân hàng được thống kê.

Thống kê đến cuối tháng 9/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 278.000 khách hàng với dư nợ 238.000 tỷ đồng. Nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng từ 23/01/2020 là khoảng 531.000 tỷ đồng.

Tính đến đầu tháng 10/2021, có 50 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam, thì có 9 ngân hàng thuộc thuộc khối quốc doanh do Nhà Nước quản lý [5].

Ba trong số 4 nhà băng rất yếu kém, gồm: 3 ngân hàng Quốc Doanh là Xây Dựng (Contruction Bank); Đại Dương (Ocean Bank); Dầu Khí (Global Petrol Bank) và Đông Á Bank (ngoài Quốc Doanh) phải xây dựng hoàn thiện phương án cơ cấu lại để cơ quan liên bộ xem xét.

Năm 2015, từng có 3 Ngân hàng gồm, Xây dựng (Việt NamCB, nay đổi là CBBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), bị NHNN mua lại “0 đồng” nhằm tái cơ cấu, đảm bảo sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, đồng thời góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tháng 9 năm 2017, dân chúng từng xôn xao về Luật Các Tổ Chức Tín Dụng quy định người gửi tiền, bất kể tài khoản có hàng tỷ đồng, cũng chỉ được bồi thường 75 triệu đồng khi ngân hàng giải thể.

Chủ Tịch Quốc Hội Vuơng Đình Huệ hôm 12/10 đã yêu cầu Bộ Tài chính, NHNN nghiên cứu giải pháp cải thiện thể chế, luật pháp, ưu đãi... để moi vàng và ngoại tệ trong dân, bởi theo ông “nguồn lực trong dân còn nhiều”.

Năm ngày sau (17/10) báo Nhà nước đăng tin dân chúng “nháy” nhau giảm gởi tiền vào hệ thống NHTM. Kết quả là tiền từ dân gời vào NHTM đã giảm đến 1000 tỷ đồng. Như thế, đủ cho thấy toàn dân biết rõ Nhà Nước dùng chiêu bài cứu Kinh tế nhằm “nặn hầu bao” của dân là vô hiệu.

Tồn tại bằng “phỉnh lừa & chiếm đoạt” CSVN đã tùng xẻo nguồn tiền từ hàng ngàn dự án đầu tư công chậm tiến độ hàng chục năm, tăng vốn vô tội vạ; 14 hiệp định thương mại (FTA) hiêu lực 28 năm nay và biết bao nhiêu công ty quốc doanh khai lỗ . . . đều vào túi các đảng viên cộng sản. Trong lúc dân chúng tại 47 tỉnh được Bộ Trưởng Tài Chánh xác nhận đang đói khổ.

Mới đây, video dài 41 giây mô tả cảnh “thánh rắc muối” đút vào mồm Bộ Trưởng Công An Tô Lâm, miếng thịt bò dát vàng trị giá hàng ngàn Mỹ Kim tại một nhà hàng ở London hôm 3/11 càng làm cho dân chúng xác tín rằng, đảng CSVN là giai cấp “Mafia mới” cần loại bỏ, vì không thể hoàn thiện.

Trần Nguyên Thao

18 Nov

Tham khảo :

[1] https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/bat-ngo-no-xau-ngan-hang-331430.html

[2] https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/tong-no-xau-cua-27-ngan-hang-da-tang-gan-26-341494.html

[3] https://vnexpress.net/thong-doc-rui-ro-lam-phat-nam-2022-rat-lon-4384720.html

[4]https://firstnewsinworld.com/vi/no-xau-tai-3-ong-lon-ngan-hang-da-hon-40-000-ty-hon-nua-trong-so-do-la-no-co-kha-nang-mat-von/

[5] https://thebank.vn/blog/6448-danh-sach-ngan-hang-thuoc-so-huu-nha-nuoc-hien-nay.html


Monday, November 29, 2021

CHỐNG DỊCH COVID: DÂN BỊ KHỞI TỐ; CÁN BỘ CAO CẤP TỰ DO PHẠM LUẬT


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt “live stream” buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; bình luận về việc " VN chống Covid: Dân bị khởi tố, cán bộ cao cấp tự do phạm luật” vào chiều ngày 28 tháng 11 năm 2021 tại một địa điểm thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.


Sunday, November 28, 2021

HOA HẬU ĐỖ THỊ HÀ “VÓT CHÔNG ĐÁNH MỸ”; BỎ “TIÊN HỌC LỄ” LÀ DÚNG BẢN CHẤT


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt “live stream” buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; bình luận về "Hoa hậu Đỗ Thị Hà ‘vót chông đánh Mỹ’; Bỏ ‘Tiên Học Lễ’ là đúng bản chất” vào chiều ngày 28 tháng 11 năm 2021 tại một địa điểm thuộc thành phố Anaheim, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Wednesday, November 24, 2021

HAPPY THANKSGIVING 2021 TO ALL OF OUR YOUTUBE SUBCRIBERS & FRIENDS! – VanHoaNBLV1


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Happy Thanksgiving 2021 to All of Our YouTube Subcribers & Friends! – VanHoaNBLV1


VN: DỊCH BÙNG PHÁT TRỞ LẠI? ĐÀ LẠT TREO BẢNG “KHÔNG BÁN CHO NGƯỜI SÀI GÒN”?


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt “live stream” buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; bình luận về sự kiện “VN: Dịch bùng phát trở lại? Đà Lạt treo bảng ‘Không bán cho người Sài Gòn’?” vào chiều ngày 23 tháng 11 năm 2021 tại một địa điểm thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.

LUẬT VN: CHO, NHẬN CON NUÔI; CAM KẾT, ĐÒI LẠI CON; QUYỀN CỦA ĐỨA TRẺ?


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt “live stream” buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; bình luận về “Luật VN: Cho, Nhận con nuôi; Cam kết, đòi lại con; Quyền của Đứa Trẻ?” vào chiều ngày 23 tháng 11 năm 2021 tại một địa điểm thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.


Monday, November 22, 2021

DÂN MỸ ĐỐN CÂY CAO BÊN VỆ ĐƯỜNG


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại hình ảnh “đốn 3 cây Cọ cao nghệu bên lề đường” vào sáng ngày 17 tháng 11 năm 2021 tại một địa điểm thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Sunday, November 21, 2021

HẬU BLM: KYLE TRẮNG ÁN, ÔNG BID3N PHÁT NGÔN “TIỀN HẬU BẤT NHẤT”


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt “live stream” buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; bình luận về "Hậu BLM: Kyle trắng án, ông Bid3n phát ngôn ‘tiền hậu bất nhất.’” vào chiều ngày 20 tháng 11 năm 2021 tại một địa điểm thuộc thành phố Anaheim, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Saturday, November 20, 2021

KỶ LUẬT, TỰ HÀO, TỰ HÈN VÀ LÍ NHÍ


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt “live stream” buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; bình luận về "Kỷ luật, Tự hào, Tự hèn và Lí nhí” vào chiều ngày 20 tháng 11 năm 2021 tại một địa điểm thuộc thành phố Anaheim, miền Nam California, Hoa Kỳ.

TRẦN NGUYÊN THAO – 47 TỈNH NGHÈO, ĐÓI. THẤT NGHIỆP CAO NHẤT TRONG 10 NĂM. GDP NĂM 2021 MẤT 70%

 



                   

 47 Tỉnh nghèo, đói.

Thất nghiệp cao nhất trong 10 năm.

GDP năm 2021 mất 70%

 

Trn nguyên Thao

Bộ Trưởng Tài Chánh Hồ Đức Phước nói thẳng trước Quốc Hội “dư địa không còn nhiều” để tăng trần nợ công.  Nợ xấu có nguy cơ tăng cao trong khi thu – chi ngân sách bắt đầu gặp khó khăn. Lao động thiếu hụt khoản 70% tại các vùng chủ lực như Saigon và các Tỉnh Miền Tây, sự thể này là lý do làm chậm tiến độ phục hồi kinh tế. Trong khi đó, giá cả nguyên liệu, chi phí logistic tăng cao gây áp lực lên lạm phát. Tháng 9/2020, Việt Nam còn đưa ra nghị quyết dự kiến GDP năm 2021 sẽ đạt 6,5%. Nay dự báo GDP đến cuối năm 2021 chỉ vào khoảng 2% trong hoàn cảnh có đến 47 Tỉnh nghèo đói, vào lúc người thất nghiệp cao nhất trong 10 năm, trong khi dịch CoVid lại gia tăng trên toàn quốc.


Kiểm soát được dịch CoVid-19 mới có thể kích cầu Kinh Tế thành công. Dịch còn lây lan, doanh nghiệp sẽ mất tinh thần, hết đường xoay xở. Nhà cầm quyền các Tỉnh có dịch lây lan vẫn phải chăm chăm đưa ra những luật lệ riêng: “sáng đúng chiều sai, ngày mai lại đúng, anh em lúng túng chẳng biết đúng, sai”. Nạn giấy phép “con” mọc ra như rươi, nhất khoảnh trị vì “ngăn sông cấm chợ”, như thời kỳ “12 sứ quân”. Tiếc rằng lúc này Hoàng Đế Đinh Tiên Hoàng có đương kim hiển trị cũng phải “bó tay” trước cảnh hùng cứ mỗi phương của quan đỏ.

Tính tổng cộng từ khi đại dịch nổ ra đến nay 12/11, số người nhiễm CoVid thống kê được ở Việt Nam đã trên 1 triệu người, chính xác 1.049.086 trong đó có 22.925 người chết. Việt Nam đứng thứ 38 trong số hơn 220 quốc gia, vùng lãnh thổ bị dịch bệnh ảnh hưởng.

Măc dù việc chích vaccine chống CoVid-19 được phát động mạnh mẽ, nhưng đường đồ thị về số ca nhiễm do Bộ Y-Tế công bố liên tục tăng lên, từ mức hơn 3.000 ca/ngày, lên khoảng 4.000 ca/ngày vào hôm 24/10, trên 5.000 ca hôm 31/10, và sau đó leo lên các mốc 6.000, 7.000 trong những ngày đầu tháng 11.

CSVN vừa đưa ra quy định mới áp dụng với đảng viên về “miễn nhiệm, từ chức”. Từ năm 1930, Đảng CSVN chưa hề có văn hóa từ chức, chỉ có đấu đá ám toán nhau để tranh đoạt lợi quyền. Chưa có đảng viên nào tự ý xin từ chức do biết xấu hổ về lỗi lầm của riêng mình như viên chức thuộc các chế độ Tự Do, Dân Chủ. Trong hoàn cảnh thể chế vẫn như cũ mà Nhà Nước chỉ thị đẩy mạnh Đầu Tư Công, từng gây nhiều tai tiếng như chậm tiến độ, đội vốn gấp nhiều lần, chưa khai thác đã hư hỏng. . . là mở đường cho cán bộ bòn rút của công thì không hy vọng Đầu Tư Công mang lại hiệu quả trong kích cầu nền Kinh Tế hậu CoVid-19.


Theo thông tin từ Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư (KH&ĐT), tính tới thời điểm này, quy mô giải ngân tổng cộng từ mọi gói hỗ trợ kinh tế của Việt Nam chỉ khoảng 2,85% GDP, thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế phát triển: Australia 19%, Ấn Độ 8,6%, Đức 39,3%, Malaysia 16,3%, Indonesia 7,9%, Nhật Bản 56,1%, Hoa Kỳ 26,5%, Pháp 23,8%, Vương quốc Anh 17,8%, Thái Lan 10%, Trung cộng 4,7% và Ý 37,7%.

05/11: Quốc Hội chối “chưa nhận được văn bản đề nghị gói phục hồi kinh tế 800.000 tỷ đồng từ phía Chính Phủ” từng được truyền thông Nhà Nước rầm rộ loan tin trước đó 4 ngày.

09/11: khi ra trước Quốc Hội, người đứng đầu Bộ Tài chánh không nói gì đến gói kích cầu 800 ngàn tỷ đồng, tương dương 10% GDP, do Bộ KH&ĐT đưa ra hôm đầu tháng.

Về phần Bộ Tài Chánh cho hay, “Chúng tôi đang tham mưu cho Chính Phủ gói kích cầu bằng hỗ trợ lãi suất mỗi năm khoảng 20.000 tỷ, hai năm khoảng 40.000 tỷ. Như vậy, nếu hỗ trợ 4% thì chúng ta có 1 triệu tỷ đưa vào nền kinh tế, sau đấy thì thúc đẩy, tạo việc làm, gia tăng sản lượng, giảm bội chi ngân sách vào. Và đó là lý do ông Phước nói là “rất ủng hộ các gói kích cầu để đảm bảo thúc đẩy kinh tế phát triển”.

11/11: Khi ra trình bầy ở Quốc Hội Bộ trưởng KH&ĐT tư cho hay, Chính phủ sẽ trình Quốc hội về chương trình phục hồi kinh tế 2 năm (2022-2023) vào kỳ họp cuối năm. “Nếu lúc đó được Quốc hội thông qua thì sẽ thực hiện ngay đầu năm 2022 để phục hồi và phát triển nền kinh tế, đảm bảo các mục tiêu đã đề ra”. Trong dịp này Bộ KH&ĐT cũng không nhắc lại đề nghị 800 ngàn tỷ được báo Nhà Nước “tung hô” hôm đầu tháng.

Các diễn tiến về kế hoạch và ngân khoản kích cầu Kinh tế hậu đại dịch diễn ra giữa các Bộ, Ngành mỗi nơi một phách, khiến dân chúng cho rằng, so với các nước trong vùng, Khối Kinh Tế Tài Chánh trong Chính Phủ phản ứng chậm chạp, thiếu thống nhất về tầm nhìn khả thi, nên không thể điều phối được kế hoạch cho ăn khớp với nhau.

Các chuyên gia VNDIRECT ước tính rằng, tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam vào cuối năm 2020 chỉ ở mức khoảng 45% GDP (GDP được tính toán lại), thấp hơn nhiều so với mức trần nợ công của Việt Nam là 60% GDP. Lập luận này đưa ra nhằm cổ võ cho việc tăng trần nợ công.


Thật ra ngay từ thời ông Hồ đức Phước còn là Tổng Thanh Tra Nhà Nước (2016-2021) đã căn cứ vào Luật Quản lý nợ công nói rằng,  nợ của Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) không coi là nợ công. Năm 2011, nợ của DNNN đã lên tới 62,1 tỷ Mỹ Kim, bằng 55% GDP. [1]

Tờ Thanh Niên hôm Thứ Hai 18/10 dẫn báo cáo của chế độ Hà Nội khai rằng trong số 646 xí nghiệp quốc doanh lớn nhỏ “có tổng số lỗ lên tới 15,412 tỉ đồng” hay khoảng $662 triệu Mỹ kim. Theo đó “có tập đoàn, tổng công ty báo cáo lỗ hơn 1,000 tỷ đồng” hay khoảng 43 triệu Mỹ kim.

Khoản nợ của DNNN dù không tính vào nợ công trên giấy tờ, nhưng thực tế thì DNNN nợ nhiều, làm ăn thua lỗ sẽ khiến nhà tài trợ hay chủ nợ nhìn Việt Nam là nơi không có triển vọng trong kinh doanh, ảnh hưởng xấu trên hồ sơ vay nợ của Việt Nam.

Và vì thực tế thượng dẫn, nên Bộ Trưởng Tài Chánh Hồ Đức Phước phải thẳng thắn thừa nhận “dư địa không còn nhiều” để tăng trần nợ công. [2] Bởi trong giai đoạn 2016-2020, dù chưa tính nợ của DNNN, tổng số vay của Chính phủ là hơn 1,8 triệu tỷ đồng, giai đoạn 2021-2025 dự kiến vay hơn 3 triệu tỷ, tức là gấp 1,7 lần so với giai đoạn trước. Riêng năm 2021 nợ công khoảng 3,75 triệu tỷ, nợ Chính phủ 3,397 triệu tỷ.

Bộ Trưởng Phước bộc bạch thêm rằng, nợ công thuộc năm 2025 dự kiến gấp 1,6 lần so với năm 2020, như thế đến năm 2025 nợ công sẽ vào khoảng 45,6% GDP nhưng là GDP mới (*). “Nếu chúng ta tính theo GDP cũ thì sẽ ở mức 57,9%, tức là đã vượt ngưỡng 55%”. Đồng thời, ông Phước cho rằng nợ Chính phủ giai đoạn 2021-2025 nếu đánh giá theo GDP cũ cũng vượt ngưỡng 45%.

Hôm 09/11, Tạp Chí Tài Chánh báo động rằng, trên thị trường hàng hóa, chỉ số lạm phát thấp không phải do mặt bằng giá cả thấp, mà là dân chúng không còn tiền để mua sắm trong thời gian dài thực hiện giãn cách ở nhiều tỉnh thành.

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng – trong tháng Bảy -19,8%, tháng Tám -33,7%, tháng Chín -28,4% và tháng Mười -19,5% so với các tháng tương ứng năm ngoái.  Nhu cầu mua sắm giảm sút làm cho CPI chỉ ở mức 1,81% trong 10 tháng đầu năm nay, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Ngay từ tháng 12 năm 2020, cả nước đã có 32,1 triệu người thất nghiệp. Trong 9 tháng đầu năm 2021, có tới 90 ngàn doanh nghiệp phá sản. Thực tế này đưa đến 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên. Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 71,6% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 64,7% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 26,4%.

Tình trạng vật liệu mua vào tăng cao, công nhân không đủ, hàng bán ra ít người mua, vì dân chúng thiếu tiền . . . Nhiều công ty sản xuất hàng Tết không dám mượn vốn để tăng sản xuất.

Báo Nhà Nước nhìn nhận số người thất nghiệp hiện lên cao nhất trong 10 năm qua. Đồng thời thu nhập bình quân của người có việc làm cũng giảm sút khoảng 30% so với năm trước. [3]

Khảo sát mới nhất của Bộ Thương binh Xã hội cho hay, khoảng 1,3 triệu người bỏ thành về quê vừa qua, thì chỉ có 30% muốn quay lại Saigon và các Tỉnh phía Nam làm việc; còn lại khoảng 40% muốn có việc làm tại quê; 30% muốn kiếm việc ở nơi khác. Như thế các Doanh Nghiệp phía Nam mất 70% số công nhân trong lãnh vực sản xuất.


Nhìn vào tỷ lệ nghèo về thu nhập tại Việt Nam đã tăng từ 10% lên 33,4% vào tháng 8 năm 2021, đồng thời có tới 2/3 số hộ gia đình bị giảm thu nhập và hơn một nửa số hộ gia đình phải giảm lượng lương thực, trên 9 triệu người từng xin Nhà Nước cấp phát 130 ngàn tấn gạo cứu đói. . . Bộ Trưởng Tài Chánh Hồ đức Phước lại quay nhìn “chi Ngân Sách” cũng thấy u-tối, không có đường ra, nên ông thốt lên lời năn nỉ trước Quốc Hội “Rất mong các tỉnh, thành phố giàu hết sức thông cảm, bởi trung ương còn đang lo cho 47 tỉnh nghèo”.

Trường hợp tín dụng được Nhà Nước hỗ trợ lãi suất như tính toán của Bộ Tài Chánh, nhưng phần lớn trong khoản tín dụng đó lại “rò rỷ” sang các lãnh vực phi sản xuất, như Trung Tâm United Nations Development Programme (UNDP) đưa ra nhận định, Việt Nam đang có làn sóng chuyển dịch dòng vốn trong nước sang các lĩnh vực nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán trong khi vốn sản xuất kinh doanh vẫn thiếu hụt.[4]

Tình huống này rất dễ xẩy ra bong bóng trong Thị Trường Chứng Khoán và Bất Động sản.

Trần Nguyên Thao

12 Nov

Tham khảo:

(*) GDP của Việt Nam đã được điều chỉnh tăng 25% lên 9,1 triệu tỷ năm 2021 từ 6,3 triệu tỷ năm 2020, khiến các chỉ số gắn với GDP như nợ công, nợ chính phủ, bội chi… được nới rộng hơn nhiều so với các mức trần lúc trước. Dù GDP được tính lại tăng lên 25% chỉ trên số liệu, nhưng giá trị nền Kinh Tế không thay đổi.47

[1] https://www.diendan.org/viet-nam/no-cong-no-ngan-hang-cua-viet-nam-duoc-he-mo-(b)

[2] https://vnexpress.net/mong-cac-dia-phuong-giau-thong-cam-ve-ty-le-dieu-tiet-ngan-sach-4383584.html

[3] https://vietnambiz.vn/ty-le-that-nghiep-cao-nhat-trong-10-nam-qua-thu-nhap-thap-chua-tung-thay-20211012154713379.htm

[4] http://ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=22753


Monday, November 15, 2021

HẤP DIÊM HAY “ÂM MƯU ĐẢO CHÁNH”? 20 NGÀY CHO SỐ PHẬN “CHÚA ĐẢO” CÔ TÔ


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt “live stream” buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; bình luận về việc "Hấp diêm hay ‘âm mưu đảo chánh’? 20 ngày cho số phận ‘chúa đảo’ Cô Tô” vào chiều ngày 15 tháng 11 năm 2021 tại một địa điểm thuộc thành phố Anaheim, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Saturday, November 13, 2021

TRẦN NGUYÊN THAO – BẤT CHẤP DÂN LẦM THAN, CSVN TĂNG THUẾ, VAY THÊM NỢ

 


Bất chấp dân lầm than,

CSVN TĂNG THUẾ, VAY THÊM NỢ.

Trn nguyên Thao

Năm 2021, CSVN vay nợ 4 triệu tỷ đồng, bình quân mỗi người dân phải “gánh” 40 triệu đồng nơ công. Trong bối cảnh tăng trưởng ảm đạm và gánh nặng trả nợ gốc lãi của Nhà Nước hàng năm đã đến qua mức giới hạn đỏ 25%, thậm chí lên 27,4% tổng thu Ngân Sách. Tình cảnh này sẽ đẩy một khối Dân Tộc lớn từng lâm cảnh đói nghèo từ trước không hy vọng thoát được nghèo. Ngoài ra, hoàn cảnh mới này còn đẩy các gia đình cận nghèo, đặt cả hai chân vào vòng xoáy của nghèo đói đang chực chờ, chỉ vì guồng máy cầm quyền chi tiêu hoang phí, tham nhũng gây thêm nợ nần chồng chất.

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) khuyến cáo: nếu quốc gia nào phải trả nợ lãi và gốc hàng năm vượt quá 25% tổng thu ngân sách thì nước đó sẽ không còn cơ hội để tăng trưởng nữa. Dân Tộc đó sẽ “bước vào vòng luẩn quẩn đói, nghèo”. Việt Nam đang trả nợ gốc và lãi lên đến 27,4% tổng thu Ngân sách.


Tại Quốc Hội hôm 20/10 Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết bội chi ngân sách nhà nước so với GDP khoảng 4%. Tuy nhiên, không tìm đâu ra tiền để kích cầu Kinh Tế do đai dịch CoVid, Nhà Nước, qua Bộ Trưởng Tài Chánh Hồ Đức Phước nói là “phải chấp nhận bội chi tăng lên trên 4%”, bằng cách vay mượn hay phát hành công trái, trái phiếu ngoại tệ trong nước. Như thế, bội chi và nợ công sẽ tăng cao chưa thể có số liệu dự đoán. [1]

Kho Bạc Nhà Nước (KBNN) với nhiệm vụ huy động vốn cho Ngân Sách Nhà Nước năm 2021từ 350 nghìn tỷ đồng lên 373 nghìn tỷ đồng, tức vay thêm 23 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch ban đầu. Đây cũng là quy mô huy động lớn nhất từ trước đến nay, trong bối cảnh tổng mức đáo hạn nợ Trái Phiếu Chính phủ (TPCP) lên đến “đỉnh điểm” 160 nghìn tỷ đồng thuộc năm 2021. [2]

Với khối lượng 23 nghìn tỷ đồng vay thêm sau khi điều chỉnh, tỷ lệ huy động theo kế hoạch tới hết quý 3 mới đạt khoảng 63,7%, số còn lại tương ứng tới 135,286 nghìn tỷ đồng TPCP cần huy động trong quý 4, là một nghiệp vụ khó khăn vào lúc dân chúng biểu hiện thái độ “giảm niềm tin” khiến hệ thống Ngân hàng Thương Mại giảm 1000 tỷ đồng ký thác vào đầu quý 4.

Sự thể trên diễn ra cho thấy Thủ Tướng Chính không nắm vững vận hành tài chánh và các giải pháp nhằm cứu nguy Kinh Tế Việt nam. Trong lúc Thủ Tướng Chính hiên ngang hứa trước Quốc Hội sẽ kiểm soát bội chi ngân sách khoảng 4%, thì các Bộ thuộc Nội Các lại toan tính giải pháp bội chi vay nợ để có thêm tiền.

Bất chấp hoàn cảnh xã hội trong đa phần dân chúng lầm than, Bộ Tài Chánh chọn giải pháp tập trung tăng thu thuế, phí trên các nền tảng số mà nay còn dư địa như: bán hàng online, các nền tảng xuyên biên giới…


Chưa lùi bước trước làn sóng phản đối từ dân chúng, Thủ Đô Hà-nội và thành phố Saigon loan báo hôm đầu tháng 11: hai nơi này sẽ thu lệ phí trên mỗi xe ô-tô vào Hà-nội là 50 ngàn đồng, đậu xe 100 ngàn đồng. Đối với Saigon mỗi xe vào thành phố phải trả 40 ngàn đồng, chưa kể lệ phí đậu xe.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính sẽ đẩy mạnh các hoạt động chống chuyển giá trốn thuế. Thực hiện thắt chặt chi tiêu, như giảm 10% chi thường xuyên, tiết kiệm 5% chi công tác phí, hội nghị. . . . Mọi phương án đang được giới tham mưu chuyên ngành soạn thảo trình “thượng cấp” chọn lựa.  [3]

Bộ Tài Chính, qua lời Bộ Trưởng Phước đang đề nghị một số chính sách tài khoá cũng như gói kích cầu ví dụ như: Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp để có thể trích từ 10.000 - 20.000 tỷ đồng trong một số ngành nghề nhất định và công trình trọng điểm.

Ngân khoản 20 ngàn tỷ đồng do Bộ Tài Chánh đề nghị không thấm gì so với nhu cầu Phòng Thương Mại và Công Nghệ Việt Nam, Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI) xin yểm trợ doanh nghiệp Việt Nam 250 ngàn tỷ; Đoàn Đại Biểu Quốc Hội thành phố Saigon đề nghị 410 ngàn tỷ đồng.

Qua các báo Nhà Nước, dân chúng được nghe đến, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư (KH&ĐT) vừa trình Chính phủ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh Covid-19 với quy mô khoảng 800.000 tỷ đồng (gần 35 tỷ Mỹ kim), gấp 3,5 lần gói hỗ trợ của Chính phủ năm 2021. Đây là chương trình phục hồi kinh tế được báo Nhà Nước tung hô là “có quy mô lớn nhất từ trước đến nay”. [4]

Đề nghị của Bộ KH7ĐT nói là sẽ huy động ngân sách nhà nước gồm:  nguồn tiết kiệm chi thường xuyên; nguồn phát hành trái phiếu chính phủ; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và Quỹ dự trữ ngoại hối trong trường hợp cần thiết; nguồn vay các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). . .

Hôm mùng 05/11 Văn phòng Quốc Hội nói là, “Chưa nhận được văn bản đề nghị gói phục hồi kinh tế 800.000 tỷ đồng từ phía Chính Phủ”.

Dù gói kích cầu từ Chính Phủ chưa được Quốc Hội đưa vào nghị trình xem xét, nhưng báo Nhà Nước đã ca tụng là “lớn nhất”, nhưng so ra còn thua xa hai nước hàng xóm: Thái Lan với 70 triêu dân có gói hỗ trợ Kinh Tế tổng cộng lên đến 33,4 tỷ Mỹ, tương đương 11,4% GDP. Còn Malaysia chỉ có dân số dân chưa đến 33 triệu người, đã sử dụng gói kích cầu trị giá 36 tỷ Mỹ kim. [5]

Tổng chi NSNN giai đoạn 2021-2025 khoảng 10,26 triệu tỷ đồng, trong đó tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân khoảng 28%, tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62-63% tổng chi ngân sách nhà nước.


Bộ Tài Chánh thì ước vọng rằng phấn đấu tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển lên 1%, đạt khoảng 29%; giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống 2%, còn khoảng 60%. Trong trường hợp Bộ Tài Chánh đạt tới mơ ước vừa nêu, thì số tiền chi thường xuyên này cũng là rất cao, vì CSVN phải trả lương cho hai hệ thống Nhà Nước và cán bộ Đảng sống xa hoa, hoang phí, những khoản tiền khổng lồ trong ngân sách ở quốc gia bình thường không có.

Một trong những cảnh chi tiêu hoang phí được truyền thông Quốc Tế đồng loạt loan tải hôm 3/11 trong video clip hiếm hoi chỉ dài 41 giây mô tả cảnh Bộ Trưởng Công An ăn miếng thịt bò dát vàng, được chính “Thánh rắc muối” chủ hệ thống nhà hàng Salt Bae Nusr-Et Steakhouse London đưa lên mạng TikTok như một cách quảng cáo, rồi chẳng bao lâu sau bị gỡ xuống. Tuy nhiên, rất nhiều người khác kịp sao chép lại phổ biến đi khắp nơi, đặc biệt qua mạng Facebook, Twitter. Cái giá kinh hoàng một phần ăn thịt bò dát vàng của ông Tô Lâm bằng 3 tháng lương Bộ Trưởng, tương đương 1.975 Mỹ kim. Trong lúc Dân Việt có đến gần 10 triệu người đang ngược xuôi kiếm từng bát gạo sống qua ngày, và còn 47 Tỉnh thuộc Việt Nam đang bị đói nghèo tơi tả. [6]

Các chi tiêu hoang phí của CSVN đã đẩy Nợ công từ 3,63 triệu tỷ đồng và sẽ tiếp tục lên 4 triệu tỷ đồng vào năm 2021. Như vậy, trung bình mỗi người Việt phải “gánh” 40 triệu đồng nợ công năm 2021.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã trình Chính phủ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Tổng mức vốn đầu tư công được đề nghị trong 5 năm tới lên tới 2,87 triệu tỷ đồng, lớn gấp 2,4 lần tổng mức đầu tư giai đoạn 2016-2020. Trong bối cảnh tăng trưởng ảm đạm và gánh nặng trả nợ gốc lãi của Nhà Nước hàng năm đã đến mức giới hạn đỏ 25%, thậm chí lên 27,4% (*) [4] tổng thu Ngân Sách, kế hoạch tham vọng về đầu tư công rõ ràng dựa trên tăng bội chi và vay nợ. [7]

Nếu Quốc Hội chấp thuận kế hoạch đầu tư công thì có phần đi ngược lại lời hứa của Thủ Tướng hôm 20/10 là, “bội chi ngân sách nhà nước năm 2022 sẽ giữ trong khoảng 4% của GDP.  [6]

Năm 2018 cả nước có 56.567 dự án đầu tư công được thực hiện, trong đó có 1.778 dự án chậm tiến độ, 422 dự án thất thoát, lãng phí…, con số được đưa ra tại báo cáo tổng hợp công tác giám sát đánh giá tổng thể đầu tư năm 2018 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa gửi Thủ tướng Chính phủ.


Nghịch lý là Việt Nam có những tượng đài nghìn tỷ, xa lộ thênh thang và nhiều cây cầu cao lớn, đường cao tốc tối tân . . . do dự án đầu tư công thực hiện chậm tiến độ hàng chục năm, đội vối lên 2, 3 lần là bình thường . . . Quan trọng hơn, nhiều công trình chưa khánh thành đã hư hỏng. Hàng ngàn quan chức điều hành các dự án đầu tư công mang tầm nhìn không qua khỏi “cái miệng túi” của riêng họ.

Phần lớn ngân khoản thực hiện kế hoạch của phía Chính Phủ về kích cầu Kinh Tế hậu CoVid-19, trong đó có đầu tư công ngân khoản lên đến gần 3 triệu tỷ đồng đều mong dựa vào vay nợ hay phát hành trái phiếu Chính Phủ. Điều này chứng minh rằng tầm nhìn và cách điều hành Kinh Tế Tài Chánh và Kế hoạch Nhà Nước so với giới doanh nghiệp từng cọ sát nơi thực tế thăng trầm trong đại dịch còn quá xa nhau. Tuy đôi bên cùng chung khó khăn trong môi trường Kinh Tế ảm đạm, nhưng lại mang toan tính của riêng mình, nên nảy sinh ra mỗi nhóm nhìn về một hướng như hai khung trời cách biệt!

Trần Nguyên Thao

08 Nov

Tham khảo:

[1] https://cafebiz.vn/bo-truong-ho-duc-phoc-dang-tinh-toan-goi-kich-thich-kinh-te-moi-20211028211644866.chn

[2] https://bnews.vn/quy-mo-huy-dong-trai-phieu-chinh-phu-du-kien-cao-ky-luc/217518.html

[3] https://cafebiz.vn/bo-truong-ho-duc-phoc-dang-tinh-toan-goi-kich-thich-kinh-te-moi-20211028211644866.chn

[4] https://www.baogiaothong.vn/goi-kich-thich-kinh-te-800-nghin-ty-dong-huy-dong-tien-tu-dau-chi-cho-ai-d530936.html

[5] https://www.daututiente.com/malaysia-bom-36-ty-usd-cap-cuu-nen-kinh-te-lao-dao-vi-covid-19/

[6] https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-minister-of-public-security-to-lam-was-fed-golden-giant-tomahawk-by-salt-bae-11042021094301.html

[7] https://thanhnien.vn/no-cong-ngay-cang-tang-post1009149.html