Kinh Tế “ảm đạm” thêm
·
Ngân Sách thất thu gần
50%
·
Nhà Nước bối rối, chỉ còn
biết “hô khẩu hiệu”.
Sau
khi Việt Nam chính thức nhìn nhận GDP Quý III giảm xuống mức 6,2%, hôm 13/10 Ngân Hàng Thế giới
(WB) cơ chế từng rộng lượng đưa ra nhận định “mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời đang tỏa
sáng ở Việt Nam”. Lần này do
nhà cầm quyền
trói chặt và cắt đứt các
mạch lưu thông của nền kinh tế, WB đã đưa ra dự đoán tăng trưởng GDP của Việt
Nam năm
nay có thể chỉ từ 2-2,5%. Con số này thấp hơn
đáng kể so với dự báo 4,8% mà WB công bố gần 2 tháng trước đó (24/8). Dự báo này được đưa
ra giống như “thảm mây đen bao phủ bầu trời Kinh Tế Việt Nam”, khi Nhà cầm
quyền đang dựa vào chiêu bài cứu Kinh tế để mưu toan moi vàng của dân – một toan tính đi ngược hẳn với những lời mỵ
dân về phục vụ dân sinh mà Hà-nội từng huênh hoang.
Trong phiên điều trần trước
kỳ họp Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội (UBTVQH) ngày 16/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ
Đức Phước minh xác: “Hiện phần tiết kiệm chi và một số khoản khác còn lại
khoảng 14.620 tỷ đồng. Bộ Tài chính đang xin Chính phủ trình
UBTVQH cho ý kiến mới có thể chi tiếp tục”.
[1]
Trong Hội nghị Trung ương 4 hôm mùng 04 tháng10, Chính phủ lên tiếng xin một gói kích thích kinh tế lớn, với hy vọng được Quốc Hội thông qua trong kỳ họp phiên thứ II khóa XV khai mạc ngày 20/10. Tuy nhiên, cho đến hôm nay (26/10), Ủy ban Tài chính, Ngân Sách (TCNS) của Quốc hội chỉ bàn đến ngân sách trung ương dự phòng số tiền 14.620 tỷ đồng là khoản tiền Bộ Trưởng Tài Chánh Hồ đức Phước xin ý kiến để sử dụng. Như thế chưa có gói kích cầu Kinh tế nào mới được đưa ra Quốc Hội đúng quy trình.
Tại
Quốc Hội hôm 20/10 Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu lên mục tiêu “đẩy
lùi dịch bệnh” nhằm “phục hồi và phát triển kinh tế xã hội”, với tốc độ tăng
tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 khoảng 6 - 6,5%, tốc độ tăng chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4% và bội chi ngân sách
nhà nước so với GDP khoảng 4%.
Thủ Tướng Chính còn ra lệnh điều chỉnh nền tảng vĩ
mô hiện đang tốt làm sao cho hợp lý, để vừa có thể giải quyết những khó khăn
trước mắt nhưng phải đảm bảo lâu dài.
Không
để người dân thiếu ăn, thiếu mặc. Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp có thêm "sức khoẻ". Xây
dựng hạ tầng chiến lược góp phần "vừa kéo, vừa đẩy" nền kinh tế.
Trong tình trạng kinh
tế âm 6,2% cuối Quý III, thì hai yếu tố “Tài Chánh và Nhân lực” cần thiết cho
phục hồi Kinh tế gần như khá “nghèo nàn”, nhưng người cầm đầu Nội Các tuyệt
nhiên chưa nói tới.
Do Chính Quyền “lừa
đảo” bỏ đói công nhân trong thời gian nhiều tháng giãn cách, giới lao động bỏ
Thành Thị về quê, nên có gần 20% các công ty đang thiếu ít nhất khoảng 40% nhân công có tay nghề.
Các
ngành kỹ nghệ điện tử, dệt may, da giày thâu dụng hàng triệu nhân công tại Việt
Nam đang đối diện với vấn nạn thiếu hụt khoảng 50% số lượng nhân công cần
thiết. Các xí nghiệp điện tử, đang thiếu hụt đến 56% công nhân, trong khi kỹ
nghệ dệt may thiếu hụt khoảng 49.2% công nhân, kỹ nghệ da giày đang thiếu
khoảng 51.7% nhân công, kỹ nghệ sản xuất dụng cụ điện cũng thiếu hụt 44.5% công
nhân.
Theo Tạp Chí Tài Chánh,
tính chung 9 tháng đầu năm có đến trên 90 ngàn doanh nghiệp không còn sản xuất,
gồm: 45,1 ngàn công ty ngưng hoạt động có thời hạn; 32,4 ngàn công ty ngừng
hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 12,8 ngàn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục
giải thể. Bình quân mỗi tháng có 10 ngàn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Về nguồn vốn để kích cầu Kinh Tế sau đại dịch: Saigon từng xin Trung Ương hỗ trợ nhiều
phen, lần sau cùng 28 ngàn tỷ; Phòng Thương Mại và Công Nghệ Việt Nam, Vietnam
Chamber of Commerce and Industry (VCCI) xin yểm trợ doanh nghiệp Việt Nam 250
ngàn tỷ; Đoàn Đại Biểu Quốc Hội thành phố Saigon đề nghị 410 ngàn tỷ đồng. Mọi đề
nghị xin vốn nhằm cứu kinh tế đều rơi vào im lặng.
Nhìn về khung trời trước mặt, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Saigon Trần Hoàng Ngân cho rằng, dịch COVID-19 đã gây thiệt hại kinh tế của Việt Nam trong 2 năm qua khoảng 7% GDP, tương đương gần 24 tỷ Mỹ kim.
Thu ngân sách 2 năm qua
cả nước giảm khoảng 150.000 tỷ đồng. Riêng Saigon mức thiệt hại trong 2 năm
chiếm khoảng 50% của cả nước, giảm khoảng 70.000 tỷ đồng thu ngân sách.
Ông Trần Hoàng Ngân đề
nghị, trong thời gian tới, Trung ương và các Tỉnh, Thành cần sớm ngồi lại để
nối lại các đứt gãy từ khủng hoảng, vì chính các đứt gãy làm tăng chi phí, tăng
giá cả hàng hóa, không đảm bảo cung lao động. Hiện nay nhiều địa phương còn tự
đặt thêm luật lệ, cai trị theo kiểu chế độ “cát cứ” như thời loạn “12 sứ quân”
trước năm 968, bị Vua Đinh tiên Hoàng dẹp bỏ.
Tại vựa lúa Đồng Bằng
Cửu Long (ĐBCL), thu ngân sách trong vòng 09 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 90
ngàn tỷ đồng, chưa được 50% so với kế hoạch.
Kể từ đầu tháng 10 chỉ
có khoảng 30 - 50% số doanh nghiệp vùng ĐBCL mở cửa hoạt động trở lại. Hiện số
doanh nghiệp có quy mô lao động cao vẫn chưa nhiều vì những hạn chế về yêu cầu
tiêm vắc-xin đầy đủ cho lao động.
Theo ông Nguyễn Đình
Cung, nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế trung ương thì chính sách của
CSVN đã và đang quá rụt rè và “theo tư duy hành chính giấy tờ”. Ông Cung nói,
cần phải gia tăng bội chi ngân sách lên 8% đến 10% để kích thích tăng trưởng.
Năm nay, nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng lối 2% trong khi năm tới, cũng vì
vậy, chỉ có thể tăng trưởng được 5% vì các biện pháp đưa ra “không đủ mạnh”.
Dẫn
lại một báo cáo của chính phủ Việt Nam gửi tới Quốc Hội nói về hoạt động của
các doanh nghiệp Nhà Nước (DNNN) cho biết, Việt Nam có 807 doanh nghiệp hoạt động
với toàn phần hoặc một phần vốn do nhà nước góp. Trong năm 2020, trên 20% số DNNN thua lỗ đến khoảng 34
nghìn tỷ đồng. [3]
Wall Street Journal hôm Thứ Năm, 21/10, nói rằng các thành viên của Hội Đồng Quản Trị Tập Đoàn Exxon-Mobil, bày tỏ ưu tư về một số dự án đầu tư ở nước ngoài, trong đó dự án trị giá hàng chục tỷ Mỹ kim, có tên gọi Cá Voi Xanh tại Việt Nam, sản lượng khí đốt hàng năm khai thác sẽ lên tới khoảng 9 - 10 tỷ m3. “Số phận” Cá Voi Xanh sẽ được quyết định trong phiên họp cuối tháng 10 này nên rút khỏi dự án tại Việt Nam hay không.
Kế hoạch đầu tư công
2021-2025 là khó hiệu quả. Bởi vì hàng chục năm nay, các dự án đầu tư công do
Nhà Nước điều hành đều là nơi để các quan chức “tùng xẻo” Ngân Sách. Phần lớn
dự án đầu tư công chậm tiến độ nhiều năm và đội vốn với tỷ lệ lên cao rất nhiều
lần so với mức duyệt chi ban đầu.
Như thế Dân Tộc Việt
Nam không bao giờ thoát khỏi vòng nợ nần chồng chất và nghèo đói cùng với mức trấn áp gia tăng của thể chế độc
tôn.
26 Oct
Tham
khảo:
[4] https://thanhnien.vn/no-cong-ngay-cang-tang-post1009149.html
(*) Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF)
khuyến cáo: nếu nước nào phải trả nợ lãi và gốc hàng năm vượt quá 25% tổng thu
ngân sách thì nước đó sẽ không còn cơ hội để tăng trưởng nữa. Dân Tộc đó sẽ “bước
vào vòng luẫn quẩn đói, nghèo”. Việt Nam đang trả nợ gốc và lãi lên đến 27,4%.
No comments:
Post a Comment